-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
05 JULY 2021
[Validation vs Verification] Phân biệt thẩm định và thẩm tra
[Validation vs Verification] Phân biệt thẩm định và thẩm tra
Hôm trước CEFT Academy nhận được một câu hỏi về việc Phân biệt giữa Verification & Validation.
Vậy hai khái niệm này khác nhau như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nha
Validation hay còn gọi là Xác nhận/Thẩm định giá trị sử dụng (Hoặc còn gọi là xác nhận tính hiệu quả). Theo quan điểm về quản lý chất lượng mà cụ thể là theo ISO và HACCP thì việc xác nhận giá trị sử dụng là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo công ty/ tổ chức của bạn có khả năng kiểm soát các mối nguy. Để dễ hiểu, bạn có thể đặt ra một số câu hỏi như thế này: Tại sao sản phẩm này phải được sấy ở 75 độ C trong vòng 30 phút? Tại sao phải tiệt trùng thiết bị này trong ở 121 độ C, 15 phút? Việc lượng hóa ra các giá trị bên trên chính là Validation. Nghe giống như xác lập các giá trị công nghệ đúng không?
Vậy Verfication là gì? Verification hay còn được hiểu là thẩm tra, kiểm tra. Nó thực chất là việc đảm bảo các giá trị Validation (thẩm định giá trị sử dụng) được thực thi, phù hợp và có bằng chứng. Tiếp nối ở những câu hỏi mở bên trên, khi đã xác lâp được giá trị sử dụng ở công đoạn tiệt trùng là 121 độ C, 15 phút thì thông qua Verification (thẩm tra) bạn đảm bảo rằng không còn vi sinh vật sống sót sau tiệt trùng, từ đó đảm bảo an toàn cho sản phẩm.
Ví dụ cụ thể trong công việc để bạn hết mơ hồ về Verification & Validation.
Công ty bạn sản xuất nước quả cô đặc và phải đảm bảo độ Brix sau quá trình cô đặc phải đạt 70% (yêu cầu khách hàng). Lúc này team R&D sẽ nghiên cứu và xây dựng quy trình cô đặc sản phẩm ở 135 độ C, trong vòng 18 phút để đạt được độ Brix 70%. Đây chính là Validation. Còn việc đảm bảo khi vận hành quy trình cô đặc thực hiện đúng thông số công nghệ nêu trên và có bằng chứng chứng minh cho sự thực thi này gọi là Verification.