-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
15 FEBRUARY 2021
TƯ DUY ĐỘT PHÁ ĐỂ LỰA CHỌN CÔNG VIỆC PHÙ HỢP
Đã có bao giờ bạn tự hỏi rằng mình sẽ lựa chọn công việc như thế nào? Đây là câu hỏi rất cơ bản và hầu như ai cũng từng trải qua. Nếu bạn mong đợi bài viết này giúp câu hỏi trên thì có thể bạn sẽ thất vọng.
Hôm nay, CEFTWORK sẽ tập trung giải quyết câu hỏi mở rộng hơn “Mình sẽ chọn công việc nào có thể gắn bó lâu dài”. Và nếu phỏng vấn gặp được câu hỏi này, bạn có thể tự tin khẳng định với nhà Tuyển dụng rằng em có cơ sở để chứng minh em sẽ gắn bó với công ty trong một thời gian nào đó.
Thế nào là phù hợp?
Đặc điểm của công việc mà luôn khiến bạn dành nhiều tâm huyết đã được đề cập trong “Tái định vị bản thân”- Tập 1 của CEFwork. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây là chúng ta khó có thể hình dung nếu chưa làm tại vị trí đó. Đừng lo, Ad sẽ giúp các bạn.
Phù hợp ở đây tạm hiểu là sự tương hợp (matching) giữa người lao động và công việc. Bây giờ chúng ta sẽ tập trung vào hai yếu tố này để phân tích.
- Bản thân (Hành trang xuất phát)
Có câu “ Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng”. Bạn cần phải định vị được điểm mạnh và yếu của mình qua 3 tiêu chí: Thái độ, Kỹ năng, Kiến thức. Hơn ai hết, bạn là người hiểu rõ bản than mình. Hãy chuẩn bị giấy, bút viết chi tiết về bản than mình bạn nhé. Bước này không khó nhưng quan trọng là bạn cần dũng khí khi đối diện với sự thật.
- Mục tiêu cuộc đời (Đích đến)
Có bao giờ bạn tự hỏi về sứ mệnh của chính mình đến thế giới này là gì? Vạn vật đều có sứ mệnh riêng trong cuộc sống này. Và bạn cũng thế. Bạn hãy nhắm mắt lại và nghĩ đến thời điểm cuối đời. Việc gì khiến bạn tự hào nhất khi đã làm được trong cuộc sống này? Đó là nhà, cửa, tiền bạc hay công trình, tác phẩm….?
Mục tiêu cuộc đời giống như đích đến cuối cùng trong hành trình mà bạn theo đuổi. Nghề nghiệp cũng giống như “con đường” dẫn đến đích. Với một mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ chọn “con đường” phù hợp với Bản thân (Hành trang) và không bị “lạc trôi”
Trên con đường sự nghiệp này, mỗi một thành tựu được xem như một cột mốc (milestone). Còn gì tuyệt vời hơn khi một Kỹ sư thực phẩm có thể tạo ra một giải pháp an ninh lương thực, giúp hàng nghìn trẻ em khỏi nạn thiếu dinh dưỡng? Hay Kỹ sư môi trường với giải pháp tái chế nước thải thành nước tưới cho hàng triệu hecta đất với chi phí giảm 50%?
Và bạn có thể làm được!
- Công ty
3.1 Lương hay Phúc lợi?
Bạn có nhớ tháp nhu cầu Maslow không? Lương (Salary) là một thành phần thuộc gói Phúc lợi (Benefit package). Tại mỗi công ty, gói Phúc lợi sẽ được hoạch định để thu hút và giữ chân nhân tài (Talent acquisition and management). Chúng ta thường bị hấp dẫn bởi các công việc có mức lương cao. Nhưng đó chưa hẳn đã là yếu tố giúp bạn gắn bó lâu dài với công việc này. Bởi vì, theo xu hướng phát triển, nhu cầu về vật chất (Tầng 1) sẽ ít được quan tâm hơn nhu cầu về sự thể hiện (Tầng 5). Để đáp ứng được nhu cầu này, có nghĩa bạn mong đợi nhảy từ Entry level sang Expert hoặc từ vị trí Staff sang Director, thì đòi hỏi bạn cần có đủ cả “lượng” và “chất”. Chính phúc lợi của công ty như các khoá đào tạo Onboard training, Management skill, Train the Trainer, tài liệu chuyên môn (Lecture), hoặc những bí quyết (Know-how)…sẽ chắp cánh cho con đường sự nghiệp của bạn.
Bạn hãy nhớ, tri thức tạo ra tiền, ngược lại thì chưa hẳn nhé! Nhưng với CEFT work bạn không cần tốn nhiều tiền để có được kiến thức đâu. Ví dụ như bài viết này là hoàn toàn miễn phí :D
Trước ứng tuyển, bạn nên kiểm tra thông tin của nhà tuyển dụng, về tầm nhìn, sứ mệnh, các cam kết và trách nhiệm xã hội. Trong quá trình phỏng vấn bạn có thể hỏi về lộ trình phát triển (Career Path).
Và Ad xin phép giữ lại các tip deal lương và phúc lợi, và đào sâu vào Careerpath cho các học viên CEFTwork bạn nhé.
3.2 Văn hoá
Về bản chất, văn hoá doanh nghiệp là một tập hợp của một số đặc điểm đặc trưng của doanh nghiệp. Thông thường, bạn sẽ cảm nhận được văn hoá doanh nghiệp trong quá trình làm việc.
Nếu tinh tế, trong quá trình phỏng vấn bạn cũng có thể hỏi thêm về dòng chảy thông tin liên quan đến bộ phận mình đang ứng tuyển (Information flow) hoặc cách giải quyết xung đột (Conflict management) giữa các phòng ban để hình dung văn hoá công ty. Điều này có thể giúp bạn nhận diện được sự “Open Sharing” ở nhà tuyển dụng.
- Công việc
- Lộ trình thăng tiến
Lộ trình phát triển là điểm mấu chốt để duy trì động lực cho mỗi nhân viên. Sự thành công ở mỗi “cột mốc” sẽ giúp nhân viên tiến về “đích đến” nhanh chóng.
Chính vì thế tại các công ty chú trọng về con người, chính sách nhân sự luôn luôn có cam kết về phát triển đội ngũ nhân sự. Cụ thể đó là chế độ đào tạo và có lộ trình phát triển cho từng nhân viên hẳn hoi. Bạn phải tỉnh táo trước các lời hứa hẹn như “Cứ sau một khoảng thời gian nào đó em sẽ được lên chức”.
-
- Yêu cầu năng lực
Sau khi nghĩ và tính toán cẩn thận cho các bước trên thì bắt tay vào phân tích công việc ứng tuyển nào!
Đây là điều bạn cần phải lưu tâm. Bạn cần phải biết rõ yêu cầu của công việc là gì, kinh nghiệm, kiến thức; phẩm chất ứng viên mà nhà tuyển dụng mong đợi. Ad sẽ bày cho bạn một cách để tự đánh giá (self-assessment).
Đầu tiên, bạn hãy tải về Mô tả công việc (Job Description-JD) của vị trí mà mình ứng tuyển. Tương ứng với mỗi yêu cầu, hãy đánh giá từ năng lực mình có thể đáp ứng bao nhiêu %. Sau khi hoàn tất, bạn hãy tính điểm trung bình, tính cả trọng số trong bảng JD nhé. Nếu % tiến về 100% thì khả năng bạn có thể tự tin mình phù hợp. Lưu ý các yêu cầu nào 0% thì ghi cần làm gì để cải thiện (Next action, Next plan) nếu được nhận vào vị trí này. Sau đó bạn gửi kèm với CV cho nhà tuyển dụng. Điều này sẽ có nhiều tác động tích cực cho bạn.
Thứ nhất, bạn khác biệt. Thứ hai, bạn rất rõ ràng và trung thực. Thứ ba, bạn sẵn sàng học cái mới và khao khát đươc thể hiện.
Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy cmt nhé. Nếu bạn thấy hữu ích, hãy share cho mọi người nhé.
Chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp !
#CEFTworks