-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
25 APRIL 2022
THỊT CHAY và tiêu chuẩn HALAL
THỊT CHAY hay còn được gọi là GIẢ THỊT mặc dù được làm từ thực vật, tuy nhiên không được chứng nhận Halal. Vì sao?
Giả thịt là thuật ngữ rất phổ biến đối với người ăn chay. Giả thịt có cấu trúc, hương và vị gần giống với thịt thật. Khi ẩm thực ngày càng phát triển, không những giả thịt có vị gà hay bò mà còn có vị thịt heo. Trên thị trường, các sản phẩm được thương mại hoá dưới dạng lợn nướng BBQ, heo quay, bơ gơ bò, xúc xích hoặc bò viên và các loại sản phẩm khác.
Như đã biết, người Hồi Giáo bị cấm ăn thịt heo và những gì liên quan/chiết xuất từ chúng. Như đã được đề cập tại thiên kinh Qur’an, chương Al-An’am, câu 145.
Trong quá trình chế biến, thịt chay với hương heo này không chứa bất kì thành phần hay nguyên liệu bị cấm (haram). Mặc dù thịt chay được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, tuy nhiên nó không được chứng nhận Halal và người Hồi giáo được khuyên không nên sử dụng sản phẩm đó.
Điều này được dựa trên Fatwa của Hội đồng các học giả Indonesia (The Indonesian Council of Ulama (MUI) điều số 4 năm 2003, về Tiêu chuẩn Fatwa Halal, một trong những điểm đó là việc sử dụng tên và nguyên vật liệu, bao gồm bốn điều.
1. Sản phẩm không được sử dụng tên và / hoặc biểu tượng thực phẩm / thức uống dẫn đến ý nghĩa sai lệch và giả mạo.
2. Sản phẩm không được sử dụng tên và / hoặc biểu tượng thực phẩm / thức uống có ý chỉ đến tên các đồ vật / động vật bị cấm, đặc biệt là thịt lợn và khamr (thức uống có cồn), ngoại trừ những món ăn truyền thống ('urf) và chắc chắn không chứa các yếu tố bị cấm như bakso (thịt viên), bakmi (mì thịt), bakpia (bánh pía), bakpao (bánh bao) - tên các món ăn tại Indonesia với từ 'Bak' là một thuật ngữ tiếng Hokkien để chỉ thịt.
3. Sản phẩm không được sử dụng nguyên liệu có chứa các thành phần thực phẩm / thức uống tạo ra vị / hương của đồ vật / động vật bị cấm, chẳng hạn như mì gói hương vị thịt lợn, vị thịt xông khói (bacon), v.v.
4. Sản phẩm không được sử dụng tên của thực phẩm / đồ uống bị cấm, chẳng hạn như whisky, brandy, beer, v.v.
Trong tiêu chí của Hệ thống Đảm bảo Halal (HAS) trong phần “Sản phẩm”, người ta nhấn mạnh rằng các đặc tính / cảm quan của sản phẩm không được có khuynh hướng mùi hoặc vị dẫn đến các sản phẩm haram hoặc những sản phẩm đã được công bố là haram dựa theo Fatwa MUI.
“Tên sản phẩm có chứa tên của heo và chó hoặc các dẫn xuất của chúng, chẳng hạn như heo quay, heo chiên, thịt lợn muối xông khói (bacon), bánh mì kẹp thịt (hamburger), xúc xích (hotdog). Mặc dù không sử dụng các thành phần có nguồn gốc từ thịt lợn và các dẫn xuất từ chúng, nhưng việc đặt tên sản phẩm như trên, không thể được thực hiện chứng nhận Halal”, cô Muti Arintawati Giám đốc Điều hành Viện Đánh giá Thực phẩm, Thuốc và Mỹ phẩm Hội đồng Ulama Indonesia (LPPOM MUI) cho biết.
Ngoài những thứ giống với haram, nguồn gốc của các thành phần được sử dụng trong thịt (heo) chay là một loại enzyme vi sinh vật mà vẫn chưa rõ liệu nó có phải là halal hay không. Người Hồi Giáo nên tránh các sản phẩm chưa được xác minh tình trạng Halal.
Trong thành phần của sản phẩm thịt chay có đạm whey và tinh chất chay (vegetarian essence). Whey protein có thể được lấy từ các sản phẩm đông tụ từ chế biến pho mát. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu đông tụ có thể được lấy từ các enzym của vi sinh vật, do đó tình trạng Halal của whey làm cho protein rất đáng nghi ngờ.
Trong khi đó, thực phẩm chay bao gồm các hợp chất hóa học khác nhau cần được kiểm tra chi tiết về trạng thái Halal của chúng. Mặt khác, các sản phẩm thuần chay không yêu cầu không chứa cồn (khamr) trong thành phần của sản phẩm nên hoàn toàn có thể sử dụng men khi sản xuất.
Là người tiêu dùng Hồi giáo, chúng ta cần phải hết sức thận trọng khi lựa chọn bất kỳ loại thực phẩm nào. Ít nhất chúng ta cần tìm kiếm thông tin về việc liệu thực phẩm chay có cơ hội sử dụng các thành phần Haram và ô uế hay không.
Dịch bởi: Kho Di Dza
Nguồn: LPPOM MUI