Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
15 JULY 2019

SẾP xem thường cảm giác AN TOÀN của NHÂN VIÊN và cái kết.

(Bài viết trong chuỗi bài – How to implement your leadership skills)

Trong tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu an toàn xếp ở bậc thứ 2, tức là ngay trên nhu cầu tồn tại thì con người ngay lập tức cần ngay sự an toàn trước khi nghĩ đến kinh bang tế thế, quần bá thiên hạ, để lại tiếng thơm cho đời. Bài viết này sẽ nói về 2 chữ An Toàn trong khi làm việc để hiểu được nó quan trọng như thế nào trong sự phát triển tổ chức.

Trước tiên cần nói rõ chữ An Toàn trong chủ đề này không đề cập đến sự an toàn lao động (đã có bài viết về nó, xem link: https://ceftworks.com/an-toan-lao-dong) mà chỉ đề cập đến cảm giác An Toàn.

Trong một tổ chức, người làm sếp thành công không phải là người ôm hết mọi việc, cũng không cần phải là chuyên gia biết tuốt mà cần là người khơi gợi được cảm hứng làm việc, sáng tạo của nhân viên. Phải khơi gợi điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của cấp dưới và một điều quan trọng không kém đó là phải dám trao quyền và chấp nhận rủi ro trao quyền. Có như thế họ mới tạo ra sự tự tin cho nhân viên, khiến nhân viên cảm thấy được an toàn khi làm việc trong tổ chức.

Khi một người nhân viên không cảm thấy an toàn, thì cho dù họ là con người sáng tạo cỡ nào đi nữa, họ cũng sẽ có xu hướng “phòng thủ”. Qua thời gian, họ sẽ chán hoặc sợ việc góp ý, chán luôn cả những bức phá trong công việc từ đó làm thui chột điểm mạnh của cá nhân và tạo môi trường thuận lợi cho suy nghĩ hết giờ - hết việc nảy nở và nguy hại nhất đó là việc họ không tin rằng mình còn được bảo vệ.

Những biểu hiện nào của việc nhân viên cảm thấy mất AN TOÀN?

  • Ngại phát biểu ý kiến
  • Không phản bác ý kiến của cấp trên trong cuộc họp, nhưng lại bàn tán phía sau
  • Không bao giờ mở miệng trước khi sếp mở miệng
  • Trở thành “Yes”man
  • Thực thi cứng nhắc chỉ thị cấp trên
  • Không gắng kết với tổ chức, không muốn tham gia các hoạt động đội nhóm.

Làm sao để tạo cảm giác an toàn cho nhân viên?

  • Trao quyền đi kèm hướng dẫn ở giai đoạn đầu
  • Cùng chịu trách nhiệm với nhân viên khi có vấn đề
  • Khuyến khích tư duy làm chủ công việc (ownership)
  • Khuyến khích phát biểu ý kiến, không có ý kiến hay câu hỏi nào là không có ý nghĩa, và ghi nhớ: thực tâm ghi nhận các phát biểu
  • Tăng cường các hoạt động tạo gắng kết trong tổ, nhóm

Hãy làm mọi cách để phát triển các cá nhân trong tổ chức, để 1 ngày nào đó bạn có thể tự tin và ngẩng cao đầu phát biểu: Thành công của anh là tạo ra được em của ngày hôm nay!

#CEFTworks – Leadership – Maslow level 02.

Viết bình luận của bạn: