Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
09 AUGUST 2021

Lộ Trình Phát Triển Sự Nghiệp Mảng Sản Xuất

Khi xác định làm việc trong môi trường sản xuất thì việc nắm được lộ trình sự nghiệp (Career RoadMap) sẽ giúp bạn có hướng đi và cải thiện bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu công việc

  1. Lộ trình theo chức danh

-Nhân Viên Sản Xuất/Staff (sau đây sẽ bỏ chữ sản xuất cho gọn)

-Trưởng nhóm/Leader

-Trưởng ca/Supervisor/Executive/Shift Manager

-Quản đốc/Line manager

-Trưởng Phòng/Giám đốc sản xuất/ Production Manager

-Giám đốc nhà máy/ Head of Manufacturing/Plant Director

*Tùy vào công ty mà có thể chia nhỏ hơn, nhưng nhìn chung cũng có thể tham khảo lộ trình này

  1. Yêu cầu năng lực (Tóm gọn)

-Nhân Viên

+ Có khả năng vận hành máy móc, thiết bị, xử lý các sự cố nhỏ

+ Đọc hiểu và xây dựng được các hướng dẫn vận hành máy

+ Nắm được và thực thi các yêu cầu về vệ sinh nhà xưởng, hoàn thiện hồ sơ sản xuất theo tiêu chuẩn yêu cầu (ISO, HACCP, BRC,…) Hiểu được yêu cầu về ATLD

-Trưởng nhóm

+ Có khả năng giao việc ở mức cầm tay chỉ việc. Giải quyết các sự cố trong nhóm làm việc

+ Xây dựng và rà soát các quy trình, hướng dẫn vận hành tương ứng. Lập được bản kiểm soát nguyên vật liệu.

+ Nắm vững các yêu cầu liên quan đến ISO, HACCP,ATLD,..

-Trưởng ca

+ Có khả năng giao việc, nắm tiến độ thực thi của các trưởng nhóm. Sắp xếp nhân lực hợp lý, giải quyết được mâu thuẫn trong quá trình là việc

+ Biết lập kế hoạch đào tạo và đào tạo nhân viên trong ca quản lý. Hợp tác với các phòng ban liên quan trong quá trình đánh giá, thử nghiệm, cải tiến,..

+ Tính toán được chi phí sản xuất, tồn kho,…

-Quản đốc

+ Lập được ngân sách vận hành cần thiết cho nhà xưởng quản lý. Lên kế hoạch bảo trì trang thiết bị định kỳ. Giải quyết các sự cố lớn và xây dựng các biện pháp cải tiến hiệu quả.

+ Xây dựng được lộ trình đào tạo các nhân viên dưới quyền, tạo được động lực làm viêc cho nhân viên.

+ Phối hợp được với các phòng ban liên quan trong công tác R&D, Quản Lý Chất Lượng,….

-Trưởng Phòng

+ Hoạch định kế hoạch cho cả phòng trong ngắn hạn và dài hạn

+ Xây dựng và kiểm soát ngân sách cho phòng sản xuất hàng năm

+ Đình kỳ đào tạo, nâng cao năng lực nhân viên, tạo động lực và có kế hoạch phát triển nhân tài

+ Xây dựng các kế hoạch cải tiến, tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, quản lý hiệu quả tồn kho,...

-Giám đốc nhà máy

+ Hoạch định kế hoạch cho cả nhà máy trong ngắn hạn và dài hạn về nhân sự, công nghệ, tài chính.

+ Xây dựng và kiểm soát ngân sách nhà máy theo tháng, quý, năm, nhiều năm.

+ Chịu trách nhiệm về hàng hóa, chất lượng, tồn kho, vận chuyển,…đảm bảo hàng hóa luôn cung ứng đầy đủ cho thị trường

+ Khuyến khích nhân viên sáng tạo, chấp nhận thử thách và phát triển.

P/S: #CEFT sẽ xây dựng chi tiết khung năng lực cho từng vị trí ở những bài viết sau. Bài này mang tính khái quát nhất thôi nhé.

Viết bình luận của bạn: