Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
02 SEPTEMBER 2021

Lịch sử của Mì Ăn Liền

Bắt nguồn từ tây bắc Trung Quốc, mì được cho là du nhập vào Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19. Một số giả thuyết cho rằng mì tới Nhật Bản thông qua các thương nhân Trung Quốc ở cảng Yokohama. Tuy nhiên, những người khác nói rằng mì tới Nhật Bản từ sớm hơn thế rất nhiều cùng bước chân những người chạy loạn. Chúng được biết tới với cái tên ramen ở Nhật.

Ramen được làm từ sợ mỳ kéo bằng tay với thịt lợn, thịt gà hoặc các loại nước dùng khác. Món ăn này có hành lá và nhiều loại rau. Có nhiều biến thể ramen khác nhau với các nguyên liệu khác được đưa vào. Trong khi đó, mì ăn liền được sấy khô và không có hoặc có rất ít rau củ đi kèm. Ngày nay, mì ăn liền được bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với ramen. Dây chuyển sản xuất quy mô công nghiệp cũng giúp sản xuất loại thực phẩm này với giá rẻ hơn rất nhiều.

Từ loại hàng cao cấp tới món đồ bình dân

 

Mì ăn liền được Momofuku Ando phát minh năm 1958 với phiên bản đầu tiên là mì gà. Ban đầu, người đàn ông sinh ra ở Đài Loan nhưng chuyển tới Nhật Bản sau thế chiến 2 này muốn giải quyết tình trạng đói khát do chiến tranh gây ra ở Nhật Bản. Những vụ mùa thất bát khiến người Nhật lâm vào cảnh đói khổ.

Chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh ở Nhật Bản, Mỹ đã chuyển tới quốc gia này các loại bột mì giá rẻ để chống đói. Lúa mì cũng là nguyên liệu chính để làm ramen. Tuy nhiên, Ando nhận thấy khi khử nước và chiên trong dầu cọ, những sợi mỳ này sẽ được bảo quản lâu hơn. Trong khi đó, chỉ cần thả chúng vào nước sôi là có thể sử dụng ngay.

Mì ăn liền đầu tiên ra đời với các sợi mì đã được tẩm ướp gia vị trước. Tuy nhiên, khi nhu cầu cao hơn, người ta cho thêm gói gia vị để cho người dùng tùy chọn. Ra đời với mục đích cứu đói nhưng những gói mì ban đầu lại được bán với giá rất cao so với mì ramen truyền thống của Nhật Bản. Đó là lí do chúng trở thành món đồ ăn cao cấp.

Nói mì ăn liền là sản phẩm cao cấp, chắc hẳn có nhiều người sẽ cho đó là sự hư cấu. Mì ăn liền ra đời với một lượng lớn chất phụ gia, chất bảo quản và phẩm màu. Tuy nhiên, chính sự độc, lạ của nó khiến nó được bán với giá rất cao ở giai đoạn đầu. Mì cốc ra đời, một sản phẩm khác của Ando, tiếp tục đẩy sự tiện dụng lên một tầm cao mới.

Năm 1970, công ty Nissin Foods do Ando điều hành đã đưa mì ăn liền tới Mỹ. Tuy nhiên, việc sản xuất trên quy mô công nghiệp đã khiến giá mì rẻ hơn. Chúng được bán với giá 25 cent ở Mỹ và nhanh chóng trở thành món ăn ưa thích của những hộ gia đình có thu nhập thấp và sinh viên các trường đại học.

Ngoài ra, mì gói cũng được sử dụng như loại nhu yếu phẩm chính để viện trợ cho những khu vực thiên tai nhờ giá rẻ và sự tiện dụng của chúng.

Theo số liệu năm 2020, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền. Tiếp sau đó là Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản. Có tới 10/15 quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới là các nước châu Á, quê hương của loại thực phẩm này.

Nguồn: Doanh nghiệp và Tiếp thị

 

Viết bình luận của bạn: