-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
04 AUGUST 2020
HIỆU CHỈNH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG
PHẦN 1: CƠ BẢN VỀ HIỆU CHỈNH (CALIBRATION) THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG
Trong lĩnh vực sản xuất, thì hầu như tất cả các ngành nghề thuộc lĩnh vực sản xuất đều có sử dụng thiết bị đo lường. Và những thiết bị đo lường này đều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của thành phẩm cuối cùng.
I. VÌ SAO BẠN CẦN PHẢI HIỆU CHỈNH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG
Tôi cho bạn một ví dụ. Nếu 1 sản phẩm có tiêu chuẩn về chiều dài là 10(+- 1) cm. bạn sử dụng thước đo và kết quả đo được là 10 cm. Vậy bạn có đảm bảo kết quả đo này là chính xác hay không?
Thông thường, đối với 1 thiết bị đo lường mới, nếu bạn sử dụng để đo lường một thông số nào đó như kích thước, nhiệt độ, độ ẩm… bạn có thể an tâm với kết quả phép đo của mình là chính xác (Trong trường hợp thiết bị này đã được hiệu chỉnh bởi nhà cung cấp). Tuy nhiên theo thời gian, thiết bị sẽ dần bị “lão hóa” và không có gì đảm bảo phép đo của bạn với thiết bị này là chính xác nữa. Và khi đó, bạn cần phải hiệu chỉnh (Calibrate) thiết bị để xem thiết bị này có còn hoạt động chính xác như quy cách của nó hay không.
II. HIỆU CHỈNH (CALIBRATION) LÀ GÌ
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nói một cách đơn giản thì hiệu chỉnh (calibration) là việc kiểm tra xem thiết bị đo lường có còn hoạt động chính xác hay không?
Thông thường, sẽ có 2 cấp độ hiệu chỉnh.
1. Kiểm tra xem thiết bị có còn hoạt động chính xác hay không.
2. Nếu thiết bị không còn hoạt động chính xác, điều chỉnh lại mức độ chính xác cho thiết bị đo lường.
Về cơ bản chỉ có 2 mức độ hiệu chỉnh (calibration) này. Tuy nhiên, trong thực tế của lĩnh vực sản xuất thì đây cũng là cả một vấn đề cần xem xét.
III. AI SẼ THỰC HIỆN VIỆC HIỆU CHỈNH
Một thiết bị đo lường có thể được thực hiện hiệu chỉnh bởi:
1. Nội bộ của công ty.
2. Đơn vị hiệu chỉnh bên ngoài công ty. (Dịch vụ hiệu chỉnh)
3. Nhà sản xuất thiết bị đo lường đó.
4. Khách hàng chỉ định nơi hiệu chỉnh
Trong các qui định của ISO, hay thậm chí cả những yêu cầu từ FDA cũng không bắt buộc phải thực hiện hiệu chỉnh bởi đơn vị nào. Tuy nhiên, điều này này liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc của việc hiệu chỉnh (traceability). Và đây cũng là một vấn đề không dễ dàng đối với một người mới bắt đầu tiếp quản công việc hiệu chỉnh.
IV KHI NÀO THÌ CẦN HIỆU CHỈNH (CALIBRATION) THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG
Việc xác định chu kỳ hiệu chỉnh (calibration interval) là một phần bắt buộc đối với việc hiệu chỉnh. Và thật sự điều này cũng không phải dễ dàng và đòi hỏi khá nhiều kinh nghiệm liên quan đến thiết bị đo lường. Dễ dàng nhất, là tuân theo đề nghị của nhà sản xuất thiết bị đo lường. Bạn chỉ cần tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất là đã đảm bảo được độ chính xác của thiết bị đo rồi. Tuy nhiên, trong khá nhiều trường hợp thì nhà cung cấp không đưa ra lời đề nghị này. Trong những trường hợp này, bạn có thể tham khảo lịch sử sử dụng của những thiết bị tương tự trước đó. Hoặc tuân theo theo những tiêu chuẩn quốc tế về thiết bị này. Dù bạn dùng cách nào đi nữa để xác định chu kỳ hiệu chỉnh, thì vẫn phải đảm bảo tính đúng đắn của việc lựa chọn đó.
#CEFTworks - Validation