-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
25 MARCH 2020
Cồn – Tiêu chuẩn Halal & Những vấn đề hay được giải đáp
Chủ nhật 22/03, sau khi tham gia hội thảo về Halal, học hỏi từ các chuyên gia, có 01 số điểm rút tỉa hay về quy định Cồn, Sử dụng cồn trong tiêu chuẩn Halal chia sẻ lại cho các bạn nè:
(Các câu hỏi đáp dưới đây dựa trên quan điểm của tiêu chuẩn Halal)
1- Cồn có ô uế hay không?
Tất cả thức uống rượu, bia đều chứa cồn nhưng không phải tất cả các loại cồn đều là Rượu Bia.
Cồn có nguồn gốc từ quy trình sản xuất rượu, bia đều bị CẤM và được cho là Ô UẾ.
2- Cồn có hại không?
Cồn thu được không thông qua quá trình sản xuất rượu, bia theo luật là không ô uế nhưng CẤM uống ở dạng nguyên gốc vì nó là một loại độc và có thể gây chết người.
3- Hàm Lượng Cồn được cho phép trong thức ưống nhẹ?
Thức uống được sản xuất không với mục đích làm ra rượu bia và có lượng cồn thấp hơn 1/100, thì có thể được sử dụng/uống.
4- Cồn được chưng cất từ quá trình sản xuất rượu, bia
Nếu thức uống được làm với mục đích và cách thức giống với quy trình sản xuất rượu bia, mặc dù có chứa nhiều hay ít cồn hoặc chất cồn đó đã được chưng cất thì cũng bị CẤM sử dụng/uống.
5- Cồn được sản xuất như 01 sản phẩm phụ
Thức ăn hoặc thức uống có chứa cồn từ lúc đầu như trái cây, các loại đậu hoặc ngũ cốc cũng như chiết xuất của chúng hoặc hàm lượng cồn thu được như một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất thức ăn hoặc thức uống thì theo luật/nguyên tắc là KHÔNG Ô UẾ và ĐƯỢC ăn uống.
6- Cồn được sử dụng như 01 chất ổn định
Thức ăn hoặc thức uống có gia vị hoặc màu có chứa cồn được sử dụng để làm ổn định thì được phép sử dụng với điều kiện cồn đó KHÔNG được làm ra từ QUY TRÌNH SẢN XUẤT RƯỢU, BIA và số lượng cồn trong sản phẩm cuối cùng KHÔNG GÂY RA SAY XỈN và hàm lượng cồn KHÔNG QUÁ 0.5%.
7- Dược phẩm và mỹ phẩm (nước hoa)
Dược phẩm và nước hoa có chứa cồn như là một chất dung môi KHÔNG Ô UẾ và chất cồn đó không được