Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
21 JUNE 2022

TT24/2019/TTBYT – Bí kíp võ công cho dân RD, Công Bố.

Bạn nào đã và đang làm trong mảng RD, thì chắc cũng đã từng vướng mắc các câu hỏi:

Sản phẩm Bánh tráng của mình có sử dụng được NatriBenzoate hay không? Hàm lượng cho phép là bao nhiêu?

Sản phẩm xúc xích của mình sử dụng PolyPhosphate với hàm lượng bao nhiêu thì không bị phạt.

Sao đứa bạn nó bảo Bánh tráng của nó xài Kalisorbat được, mà sếp mình thì bảo Xúc xích tiệt trùng của mình sử dụng không được? Đứa bạn đúng hay sếp đúng?

Thật là khó hiểu???

Tất cả các câu hỏi trên đều được quy định trong thông tư TT24/2019/TTBYT – Quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm. Đây được xem như là Bí kíp võ công cho các anh chị đang làm việc trong lĩnh vực RD, Công bố.

Thành thật mà nói, qua nhiều chương trình đạo tạo, cũng như dự thính các chương trình đào tạo mình thấy: Số bạn biết đến thông tư này, có thể nói là rất ít. Nhưng, số bạn hiểu rõ thông tư này, có lẽ còn ít hơn nữa.

Thực ra, cũng thông cảm cho các bạn vì Thông tư này cực kì dài, tới 482 trang. Toàn chữ là chữ, vậy thì làm sao để tiếp cận và vận dụng thông tư này một cách hiệu quả. Tất nhiên, mỗi bạn có 1 phương pháp tiếp cận khác nhau, nhưng hôm nay, CEFTacademy xin chia sẻ với các bạn một phương pháp mà CEFTacadamy đã “học lỏm” được, theo các bước như sau:

  1. Quy định Chính: À, chắc chắn là phải đọc nghiền ngẫm 8 trang quy định chính của thông tư rồi, hiểu được nguyên tắc, quy định cơ bản trước đã rồi tính sau.

Đính kèm: https://tinyurl.com/TT21-2019-ND

  1. Phụ lục 4: Tiếp theo, xem thử sản phẩm của mình thuộc “con nhà ai” bằng cách tra Phụ lục 4: ví dụ mình sản xuất Cà phê, thì mình phải xem sản phẩm mình thuộc nhóm Necta, đồ uống hương liệu, cô đặc, hay…Ví dụ sản phẩm mình thuộc nhóm 14.1.5: cà phê và sản phẩm tương tự cà phê đi hen.

Đính kèm: https://tinyurl.com/TT24-2019-AN4

  1. Phụ lục 1: Tiếp theo, mình sẽ kiểm tra xem, phụ gia mình đang định sử dụng (ví dụ là màu caramen (gốc Amoni)) có được phép cho vào sản phẩm không nhé. Thật là may mắn, màu này được sử dụng (dòng số 23 nhé các bạn).

Đính kèm: https://tinyurl.com/TT24-2019-AN1

  1. Phụ lục 3: Mình sẽ đi tra danh mục “dễ dãi nhất” thông tư: có thể hiểu nôm na là “không quy định giới hạn”. Sau khi Ctrl + F, thì cho thấy rằng, anh bạn này (màu caramen) có thể bị giới hạn rồi (không nằm trong danh mục ở phụ lục 3).

Đính kèm: https://tinyurl.com/TT24-2019-AN3

  1. Phụ lục 2A: Đây là danh mục quy định hàm lượng tối đa được phép sử dụng trong sản phẩm. Sau vài phút tìm kiếm, mình xác định được: Caramen (gốc Amoni 150d) được sử dụng trong sản phẩm café của mình (nhóm 14.1.5) với hàm lượng tối đa cho phép 10000mg/kg, tương đương 10g/kg (siêu to khổng lồ), tức là 1kg cà phê, mình được phép thêm tối đa 10g Màu này. Như vậy là xem như mình đã tìm được giới hạn cho phép của màu này rồi nhé.

Đính kèm: https://tinyurl.com/TT24-2019-AN2A

  1. Phụ lục 2B: Nhưng đôi khi, mình sẽ gặp một số chất lạ: như Curcumin, Turmeric (trong nghệ), Màu Tartrazin… thì sẽ được quy định trong phụ lục này.

Đính kèm: https://tinyurl.com/TT24-2019-AN2B

  1. Vẫn chưa hết, để hiểu rõ hơn cách áp dụng, tính toán, kiểm nghiệm…. Bác bạn đừng quen xem phần ghi chú nhé (giải thích cho phụ lục 2A và 2B).

Đính kèm: https://tinyurl.com/TT24-2019-Note

  1. Tất nhiên, đây là một trong những phương pháp vận dụng thông tư 24 phụ gia trên. Và sẽ có nhiều trường hợp “nhức não” hơn nhiều.

Có vẻ cũng đã đủ dài nhé. Mình sẽ kết thúc bằng bằng 1 bài tập nhỏ để các bạn thực hành: Bột biến tính (INS 1420),     Sodium Benzoate (INS 211) có được sử dụng cho sản phẩm Xúc xích thanh trùng không? Comment kết quả của các bạn nhé.

Đính kèm TT24 (Full): https://tinyurl.com/TT24-2019-Full

Viết bình luận của bạn: