-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
18 JUNE 2021
Tổ chức Công Nhân, tổ chức Chứng Nhận & IAF
Hiện nay nhiều người vẫn chưa nắm được sự khác biệt giữa tổ chức Chứng Nhận, Tổ Chức Công Nhận và dấu hiệu IAF có trên các chứng nhận ISO của các doanh nghiệp, bài viết này sẽ làm rõ các vấn đề trên.
Thứ 1: Tổ chức chứng nhận là tổ chức tiến hành hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận cho: Sản phẩm, Hàng hóa, Quá trình sản xuất, Cung ứng dịch vụ, Môi trường...
Một số tổ chức chứng nhận nước tại Việt Nam có thể kể đến như BSI; BV; SGS; TUV NORD;…Nếu hiểu một cách nôm na, tổ chức chứng nhận cũng chỉ là 01 doanh nghiệp hoạt động trong linh vực dịch vụ chứng nhận cho 1 doanh nghiệp khác.
Thứ 2: Tổ chức công nhận là tổ chức thực hiện việc đánh giá, xác nhận năng lực của tổ chức chứng nhận (tổ chức đánh giá sự phù hợp) có năng lực phù hợp với các yêu cầu quy định theo tiêu chuẩn tương ứng nhằm đảm bảo tính công bằng và năng lực của họ. Tổ chức công nhận thực hiện hoạt động công nhận cho:Tổ chức chứng nhận, Tổ chức giám định, Phòng thử nghiệm, Phòng hiệu chuẩn. Các tổ chức công nhận được thành lập tại nhiều quốc gia với mục đích chính là đảm bảo các tổ chức chứng nhận sự phù hợp được giám sát bởi một tổ chức có thẩm quyền.
Tổ chức công nhận tại Việt Nam là BoA.
Thứ 3: Nếu tổ chức công nhận là tổ chứng đánh giá năng lực của các tổ chức chứng nhận, vậy câu hỏi đặt ra là: Ai là người đánh giá năng lực của tổ chức công nhận?
Câu trả lời: Các tổ chức công nhận, được đánh giá đủ năng lực bởi các tổ chức tương đương, đã ký các thỏa thuận giúp các sản phẩm và dịch vụ được chấp nhận nhiều hơn tại nhiều quốc gia, qua đó tạo nên một khung hỗ trợ mậu dịch quốc tế nhờ xóa bỏ các rào cản kỹ thuật.
Những thỏa thuận về các lĩnh vực gồm các hệ thống quản lý, sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và các chương trình tương tự đánh giá sự phù hợp được Diễn đàn công nhận quốc tế (International Accreditation Forum - IAF) quản lý.
IAF là cụm từ viết tắt của International Accreditation Forum, nghĩa là Diễn đàn công nhận quốc tế. IAF hoạt động với hai mục đích cơ bản. Mục đích thứ nhất là đảm bảo các tổ chức công nhận thành viên của diễn đàn chỉ công nhận cho các tổ chức đủ năng lực thực hiện công việc và không nảy sinh xung đột lợi ích. Mục đích thứ hai là thiết lập những thỏa thuận các bên cùng công nhận, gọi là Thỏa ước Công nhận lẫn nhau (Multilateral Recognition Arrangements - MLA) giữa các tổ chức công nhận thành viên, giúp giảm rủi ro cho doanh nghiệp và khách hàng thông qua đảm bảo chứng nhận công nhận đáng tin cậy ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Các tổ chức này phải tuyên bố tham gia Thỏa ước Công nhận lẫn nhau (MLA) của IAF công nhận các công nhận của các thành viên khác tương đương với công nhận của chính họ. Thành viên Hiệp hội IAF là các tổ chức hay hiệp hội đại diện cho một nhóm tương tự các tổ chức trên toàn thế giới, trong cùng một lĩnh vực hay cùng một khu vực. Các tổ chức đó kết hợp với các chương trình cùng các Thành viên tổ chức công nhận IAF hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của IAF.
Tổ chức công nhận BoA của Việt Nam cũng là thành viên của IAF.
Ngoài ra các tổ chức công nhận của các quốc gia khác cũng là thành viên của IAF bạn có thể dành tìm trên website của IAF, như:
SCC – Canada
UKAS – Anh
A2LA và ANAB – Mỹ
JAB – Nhật
BELAC – Bỉ
DAkks – Đức
COFRAC - Pháp
Vì vậy khi bạn thấy 1 chứng nhận ISO của một Doanh nghiệp nào đó, có logo của IAF và 1 tổ chức công nhận thành viên thì bạn có thể hiểu là chứng nhận ISO này có giá trị quốc tế. Còn ngược lại thì….