-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
26 OCTOBER 2021
SILICONE TRONG MỸ PHẨM (PHẦN
Silicone là một trong những thành phần gây tranh cãi trong mỹ phẩm, xu hướng mỹ phẩm xanh đang dần phổ biến với thuật ngữ “FREE SILICONE” cũng hay tìm thấy trên bao bì của các sản phẩm này. Lý do được cho rằng silicone không thân thiện với môi trường vì nó không có khả năng phân hủy sinh học, khó loại bỏ, không mang lại lợi ích thực cho da và có thể gây bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn trứng cá. Thế nhưng silicone là một thành phần quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì những đặc tính tạo cảm giác trên da tuyệt vời của nó. Cùng tìm hiểu sâu hơn về silicone được dùng như thế nào trong mỹ phẩm nhé.
Silicone là gì? Là các hợp chất cao phân tử nhân tạo hay còn gọi là polymer có nguồn gốc từ Silic (Si), Oxy (O), Carbon (C) hoặc các gốc hữu cơ như methyl, ethyl, phenyl. Khi đọc bảng thành phần của mỹ phẩm, nếu để ý sẽ dễ dàng nhận biết được các thành phần này dựa vào đuôi là “-cone”, “-siloxane”, “-conol”. Hầu hết các sản phẩm mỹ phẩm đều có thể chứa silicone, đặc biệt là sản phẩm make up, chăm sóc tóc, dưỡng da…
Silicone được chia làm 2 loại chính: bay hơi và không bay hơi.
Silicone bay hơi: rất dễ bay hơi, tốc độ bay hơi nhanh hơn nước, ethanol (tùy loại silicone). Tạo cảm giác dễ dàn trải lên da, sau đó bay hơi nhanh tạo sự thông thoáng nên không gây bít tắc lỗ chân lông cho da. Loại này thường được dùng trong son, kem dưỡng da. Thường gặp nhất là Cyclopentasiloxane, Cyclohexasiloxane, Dimethicone có chỉ số Cst <5 (Cst là đơn vị của độ nhớt động học).
Silicone không bay hơi: đây là loại ở lại trên da và tạo một lớp màng trên da, thường có mặt trong các sản phẩm chăm sóc tóc. Một số loại thường gặp là Dimethicone 50cst, Dimethicone 100cst, Dimethicone 500cst (độ nhớt càng lớn càng đặc). Một số Silicone có mạch Alcohol: Dimethiconol, Methicone, Phenyl trimethicone…. Các loại Dimethicone dạng polymer như Dimethicone crosspolymer, Vinyl dimethicone crosspolymer, Bis-vinyl dimethicone crosspolymer...
Ở góc độ điều chế, silicone là nguyên liệu vàng vì vừa tạo được feeling tốt cho sản phẩm, không bị oxy hóa nên không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm (sản phẩm lâu hư hơn) và giá thành lại rất rẻ so với các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Do đó đây là nguyên liệu ưa chuộng bởi các tập đoàn mỹ phẩm lớn. Điểm qua một số công dụng chính:
- Silicone có sức căng bề mặt thấp hơn dầu và nước nên dễ dàng lan truyền trên bề mặt của các chất đó, làm cho silicone trơn hơn và nhẹ hơn trên da, giúp cải thiện cảm giác của sản phẩm trên da.
- Đặc biệt đối với tóc, sức căng bề mặt thấp của silicone làm tóc dễ chải hơn, giúp tóc mượt mà bớt khô ráp. Các silicone không tan được trong nước nên khi rửa trôi để lại một lớp màng trên tóc, làm tóc bóng mượt hơn.
- Trong các sản phẩm trang điểm, silicone mang lại hiệu ứng sáng bóng, tạo một lớp màng chống thấm nước, lâu trôi để hạn chế mồ hôi làm ảnh hưởng đến hiệu quả của lớp trang điểm. Các sản phẩm kem chống nắng, kem nền, kem lót thường có nhãn “water resistant” hoặc “water proof” thường sẽ có silicone ở đầu bảng thành phần. Ngoài ra, các silicone có cấu trúc phân tử lớn có khả năng làm đầy các rãnh, nếp nhăn, làm đầy sẹo lõm trên da nên được ứng dụng trong sản phẩm che khuyết điểm, kem nền, giúp da trở nên bằng phẳng, tạo sự phản xạ ánh sáng đồng đều trên da, làm da căng mượt.
- Đối với các sản phẩm chăm sóc da, silicone được sử dụng như một hàng rào bảo vệ, tạo một lớp màng ngăn cách da với các tác nhân từ môi trường như khói bụi, ô nhiễm. Lớp màng này khóa ẩm giúp da không bị mất nước, ngăn tình trạng khô da.
- Trong các sản phẩm làm sạch, để giảm bọt và tăng độ mềm mượt, silicone được cho thêm vào công thức, chủ yếu là dầu gội.
Silicone là một dung môi làm mềm tạo cảm giác cho da rất khó bị oxy hóa, dễ bảo quản, giá thành rẻ nên việc tìm các giải pháp thay thế cho silicone quả thật là một bài toán lớn về mặt kinh tế. Do đó, đây là lựa chọn tối ưu của ngành công nghiệp mỹ phẩm. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy silicone cũng có những tác hại xấu với làn da mà các công ty mỹ phẩm không muốn cho khách hàng biết điều này, hẹn các bạn ở bài viết sau để hiểu rõ hơn về tác động của nó với da nhé.