Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
08 MARCH 2021

Quản Lý Xung Đột giữa Quản Lý Sản Xuất và Quản Lý Chất Lượng

Ceftworks nhận được một đề nghị - tổ chức 1 workshop nói về những xung đột & cách giải quyết giữa Sản Xuất (SX) & Quản lý chất lượng (QA/QC). Mình có hứa là sẽ viết 1 bài, chứ không thể tổ chức hội thảo cho vấn đề này. Hôm nay thực hiện lời hứa, mình sẽ viết vài dòng thể hiện quan điểm cá nhân về chủ để cũ mà mới, mới mà cũ.

Trước tiên cần khẳng định xung đột không hẳn là xấu & tiêu cực hoàn toàn. Nếu hiểu Xung Đột là quá trình nêu vấn đề & giải quyết vấn đề của tổ chức một cách cởi mở và xây dựng thì nó hoàn toàn rất đáng ủng hộ. Ngay cả triết học cũng có câu – Hạnh phúc là đấu tranh mà.Xung đột không chỉ xảy ra giữa Sản Xuất & QA/QC, nó xảy ra ở tất cả các phòng ban với nhau, ngay cả trong nội bộ mỗi bộ  phận cũng có những xung đột và thậm chí mỗi cá nhân cũng có những xung đột nội tại bản thân mình (Xung đột nội tâm). Hiểu như vậy để thấy Xung đột luôn diễn ra và chúng ta luôn phải xử lý, đối diện với nó, dù muốn hay không.

 

Bài viết này chỉ gói gọn các xung đột giữa SX & QA/QC mà thôi các bạn nhé.

 

Đầu tiên để hiểu tại sao có xung đột giữa 2 bộ phận nêu trên, chúng ta là cần quay lại một chút về cách nhìn nhận công việc của nhau ở 2 bộ phận đối nhau:

 

QA nghĩ sản xuất là bộ phận nhất nhất chỉ làm theo quy trình và không có nhiều trách nhiệm trong quá trình tạo ra sản phẩm, trong đó Sản Xuất nghĩ QA/QC là bộ phận không tạo ra sản phẩm mà chỉ biết giám sát, với vai trò như ông Công An và thích bắt bẻ. Đó là chưa kể, một số bạn làm QA/QC khi đi đánh giá nội bộ bộ (internal audit) phận sản xuất tỏ ra hơi non nghề , ví dụ: khi xuống đánh giá nhà xưởng sản xuất và thấy là nhà xưởng ở trong tình trạng mất vệ sinh thì bạn QA ngay lập tức ghi vào biên bản: “BỘ PHẬN SẢN XUẤT KHÔNG THỰC HIỆN VỆ SINH NHÀ XƯỞNG”, ghi như thế thì khác nào nói bộ phận sản xuất KHÔNG CÓ LÀM VIỆC”, đúng ra nên ghi chú là: Ngày 12/01/2018, tại xưởng D khu phối trộn, tình trạng nhà xưởng chưa được dọn dep vệ sinh (nhớ chụp tấm hình nhé) thì mọi chuyện vừa nhẹ nhàng, vừa chính xác.

 

Tình huống Sản Xuất & QA/QC hay “đụng” nhau nhất đó là khi có sản phẩm lỗi, hư hỏng. Lúc này tâm lý SX là “tôi đã làm & tuân thủ đúng quy trình”, còn tâm lý của QA là: “Chắc chắn mấy ông sản xuất làm sai chỗ nào đó mà ta chưa phát hiện ra”. Do đó, tâm lý trước khi ngồi vào bàn làm việc cùng nhau đã là tâm lý đề phòng & sẵn sàng “tử vì đạo” nên chắc chắn xung đột để bảo vệ bộ phận mình là không thể trách khỏi. Chính vì vậy trong nhiều công ty SX & QA/QC là không đội trời chung với nhau, không chơi chung với nhau.

Vậy để giải quyết xung đột như thế, cần làm gì, theo mình cần mấy việc sau

 

Hiểu người, hiểu mình- đặt mình vào vai trò, vị trí, nhiệm vụ của bộ phận còn lại để hiểu công việc của nhau hơn. . Hiện nay, một số công ty bộ phận QC nằm trong bộ phận SX là vì lý do này.

Tâm lý cầu thị - tức là sẵn sàng nhận lỗi, chứ không che giấu vì cây kim trong bọc cũng sẽ lòi ra. Hai trưởng bộ phận phải xây dựng văn hóa, cùng nhau hợp tác và giải quyết vấn đề. Phải làm cho các nhân viên bên dưới hiểu rằng, cùng nhau hợp tác là để tránh sai lầm trong tương lai, chứ không phải là để quy chụp & kết tội.

Bản thân toàn công ty phải xây dựng được văn hóa doanh nghiệp, cùng nhau phát triển.

Nói cho cùng, khi đi làm, ai cũng muốn có 1 môi trường vui vẻ để cùng nhau phát triển và thăng tiến, chúng ta hãy cố gắng lắng nghe & cải tiến mình mỗi ngày

Ceftworks – Conflict Management

Viết bình luận của bạn: