Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
31 JANUARY 2021

QUẢN LÝ SẢN XUẤT CẦN TRANG BỊ NHỮNG GÌ?

Gửi các bạn có ý định dấn thân vào vị trí Quản lý sản xuất.

Ad xin phép gửi đến các quý bạn một số chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế

A. Nguyên lý thiết bị

Đối với nhiều bạn sinh viên, việc học các môn như, Vẽ kỹ thuật, Máy chế biến thực phẩm, Thực tập Kỹ thuật thực phẩm thì

khá khô khan. Có quan điểm cho rằng rằng các bạn sinh viên chuyên ngành Cơ khí/ Cơ khí chế biến thì mới nên tập trung.

Nhưng khi các bạn đảm nhận vị trí QLSX, những kiến thức nền tảng về thiết bị sẽ giúp bạn rất nhiều đấy.

 

Safety first! Tiên quyết, các bạn sẽ được đào tạo về An toàn lao động trong Nhà máy/ Phân xưởng nơi mình làm việc vào ngày đi làm đầu tiên. Sau buổi training, có thể trong tuần đầu tiên các bạn sẽ được dẫn đi on-site tại dây chuyền. Wow! Tất cả các đường ống, máy móc đều được che chắn kín bởi các ốp bảo vệ (cover plate). Người hướng dẫn sẽ chỉ giới thiệu các thiết bị chính trong khi dây chuyền có vô số các thiết bị phụ trợ.

Trong trường hợp này bạn sẽ làm thế nào?

Ad có các tip sau đây có thể giúp bạn:

1. Kiểm tra "Thông tin thiết bị" thường bằng kim loại hàn cố định vào khung/ mặt trước của máy. Nó sẽ bao gồm các thông tin cơ bản

Tên máy, năm sản xuất, Nhà sản xuất, số Seri. Sau đó, searh GG để tìm Digital catalogue của Nhà sản xuất. Nhưng lưu ý,

một số máy móc đã được thay đổi (modified) để đạt thông số vận hành mong muốn thì catalogue chỉ mang tính chất tham khảo về

cấu tạo và nguyên lý mà thôi.

 

2. Kiểm tra thông số qua Catalogue. Một số công ty có qui định về bảo mật, bạn cần xin approval từ cấp trên để truy cập nhé.

Với tinh thần học hỏi, bạn sẽ dễ dàng tìm được chấp thuận của cấp trên.

 

3. "Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ". Bạn đã nghe quyển sách này chứ? Ad khẳng định người hiểu rõ thiết bị nhất chính là các bạn thuộc đội Bảo trì (Mantenance).

Bạn sẽ nhận ra rằng Bảo trì chính là người bạn đồng hành thân cận và đáng tin cậy nhất của QLSX.

 

 

B. Đọc hiểu P&ID

P&ID là viết tắt của "Piping and instrumentation diagram", có nghĩa là Sơ đồ đường ống và thiết bị. Trong mảng

Nếu như các kết cấu và bố trí mặt bằng nhà xưởng (layout) là đối tượng trong các bản vẽ xây dựng,

thì P&ID sẽ tập trung thể hiện vị trí, hướng đi, chức năng và sự liên kết giữa các đường ống, thiết bị cần lắp đặt.

 

Định kỳ, các thiết bị, đường ống sẽ được sửa chữa, lắp đặt, thay thế. Trước khi công việc được thực tiến hành cần có sự thống nhất giữa các bên: Nhà thầu (Contractor), phòng kỹ thuật (Engineering), Bảo trì (Maintenance), Sản xuất (Production)

Và ngôn ngữ chung và duy nhất đó là các bản vẽ P&ID. Đọc hiểu bản vẽ P&ID thành thạo sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh và thể hiện năng lực tốt ở vai trò QLSX. Đồng thời bạn có thể đưa ra các ý kiến để thảo luận, tham vấn cho cấp trên

C. Giao tiếp

Với vai trò quản lý sản xuất, đối tượng bạn làm việc hàng ngày đó là con người thông qua giao tiếp.

Ad xin phép mở rộng "giao tiếp" trên phương diện: văn bản (Verbal), lời nói (Oral) và ngôn ngữ cơ thể (body language).

Việc vận dụng các phương diện tuỳ thuộc vào từng trường hợp và đối tượng khác nhau.

 

Về cơ bản, bạn phải giao tiếp với các đối tượng sau:

1. Cấp trên

2. Đồng nghiệp

3. Cấp dưới

4. Nhà cung cấp, nhà thầu

 

Đối với mỗi đối tượng, bạn cần có một chiến lược giao tiếp sao cho hiệu quả nhất.

Ad xây dựng cách tiếp cận như sau:

 

1. Đối với Cấp trên: Chủ động

2. Đối với Đồng nghiệp: Chia sẻ

3. Đối với Cấp dưới: Lắng nghe

4. Đối với Nhà cung cấp, nhà thầu: Hợp tác

 

Một tip nhỏ cho các bạn trong tất cả các cuộc giao tiếp, cần tập trung truyền đạt theo 5 câu hỏi sau

1. Tại sao tôi phải nói điều này với bạn?

2. Cái gì đang được đề cập?

3. Khi nào cần thực hiện điều gì?

4. Thực hiện điều này ở đâu?

5. Thực hiện như thế nào?

 

D. Kế hoạch, kế hoạch

Một trong những kỹ năng sống còn cho vị trí Quản lý Sản xuất đó là lên kế hoạch. Việc lên kế hoạch không những giúp

bạn đạt được mục tiêu công việc mà còn giảm thiểu giải quyết các vấn đề phát sinh.

Môi trường sản xuất là môi trường của những biến động và rủi ro tiềm ẩn. Dây chuyền công suất lớn (mass production), liên tục

và phức tạp sẽ cần phải có kế hoạch thật chi tiết và linh hoạt. Quản lý sản xuất cần tính toán, xây dựng, chuẩn hoá các khung

thời gian nhất định cho dây chuyền.

 

Công thức thành công trong trường hợp này đó là:

Success = Coaching + PDCA

Bạn có thể rèn luyện thói quen hoạch định bằng cách lên kế hoạch để đạt được mục tiêu học tập ngay từ khi còn trên giảng đường.

#CEFTworks

 

Viết bình luận của bạn: