Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
02 JUNE 2022

Phương Pháp Lấy Mẫu Vệ Sinh Không Khí

Cổ điển và hiện đại, đâu là sự lựa chọn phù hợp?

Một trong những nguyên nhân khiến vi sinh nhiễm chéo trong môi trường sản xuất là do vi sinh bay lơ lửng trong không khí. Hiện đa phần các doanh nghiệp chưa chú tâm đến việc kiểm soát chất lượng không khí vì nhiều lý do như: Tỉ lệ vi sinh trong không khí quá thấp nên rủi ro không cao, không đủ chi phí và nguồn lực nên ưu tiên kiểm soát cái khác,… tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp yêu cầu việc kiểm soát vi sinh chặt chẽ thì việc kiểm tra “vệ sinh không khí” là cần thiết.

Vậy việc kiểm tra “vệ sinh không khí” được thực hiện như thế nào?

1.         Phương pháp cổ điển thường được áp dụng đó là “Passive Sampling”: Hiểu nôm na là lấy mẫu một cách thụ động. Thụ đông: là để im cho các hạt lơ lửng trong không khí (hạt có thể có dính vi khuẩn) tự động rớt xuống đĩa thạch (mở nắp) đã được đặt sẵn ở trên mặt bàn – trong một khoảng thời gian cố định (ví dụ 1h).

-           Phương án này có giá trị rất đáng tin cậy, vì nó mô phỏng lại cách vi sinh rớt vào mẫu giống như trong thực tế sản xuất. Tuy nhiên, việc thực hiện này khá tốn thời gian, vì khi lấy mẫu thì có thể phải dừng sản xuất.

-           Cách thức thực hiện thì khá là đơn giản: Chuẩn bị đĩa petri có chứa môi trường (ví dụ để đếm lượng Mốc trong không khí thì dùng DRBC). Mở đĩa, để như vậy trong 1h để vi sinh rớt vào đĩa này. Sau đó mang đi ủ và đọc kết quả.

2.         Một phương án khác có thể thực hiện “chủ động hơn – Active Sampling”: đó là sử dụng một thiết bị để hút không khí xung quanh và thu lượng vi sinh lại. Phương án này giúp rút ngắn thời gian thực hiện hơn, vì vậy sẽ tiện lợi cho sản xuất.

-           Phương án này thì “có thể” không phản ánh đúng số lượng vi sinh thực tế “rớt vào sản phẩm” vì nó dùng một lực để hút không khí, nên biết đâu có bạn cứ lơ lửng hoài, không rớt xuống thì sao? Hay biết đâu các bạn ở bên cạnh cũng bị hút vào thì sao,…

-           Cách thức thực hiện thì đơn giản hơn cách 1: Chỉ cần đầu tư cái máy “Air Sampling Instrument”. Đặt petri vào, bật công tắc, hút và mang đi ủ.

3. Câu hỏi đặt ra, Phương pháp số 1 được xem như là phương pháp chuẩn (standard Method), xác định lượng vi sinh vật trong 1h, phương pháp số 2 được xem như là 1 phương pháp mới, xác định lượng vi sinh vật trong một thể tích không khí nào đó (ví dụ 500ml). Vậy hút thể tích bao nhiêu thì tương đương với để đĩa thụ động 1h.

Để trả lời cho câu hỏi này, người ta sử dụng đường chuẩn “baseline” để xác định thể tích hút. Và cách làm như sau:

- Phương pháp 1, vẫn để 1h trong phòng sản xuất, mang đi ủ.

- Phương pháp 2, hút một thể tích đại diện (ví dụ 500 lít), mang đi ủ.

- Lặp lại nhiều lần 2 phương pháp trên ở nhiều vị trí khá nhau để đủ data.

- Xác định biểu đồ tuyến tính và xác định thể tích cần hút để thu được lượng vi sinh vật tương đương với để thụ động 1h.

C. Sau khi thực hiện các công đoạn trên rồi thì triển thôi. Nhà máy lập kế hoạch kiểm tra (vị trí, tần suất) để đánh giá mức độ “vệ sinh không khí” trong nhà xưởng. Lượng vi sinh này có thể giúp đánh giá hiệu quả của các hệ thống lọc khí và mức độ vệ sinh của team sản xuất.

D. Một lưu ý nhỏ nữa là Phương pháp này cũng được áp dụng để kiểm soát không khí trong phòng thí nghiệm nhé Anh Chị.

Như vậy, dựa trên các nội dung bên trên, Anh Chị cũng đã hình dung phần nào phương pháp lấy mẫu “Vệ sinh không khí” để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Bình luận:
binh-luan

PHÙNG THỊ MỸ TRANG

25/03/2023

KHÔNG KHÍ THÌ MÌNH KIỂM THEO TCVN NÀO KHÔNG Ạ?TKS

Viết bình luận của bạn: