Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
06 NOVEMBER 2018

Phân loại tai nạn

Hôm trước mình có chia sẻ bài viết về 1 người công nhân làm việc ở nhà máy đông lạnh, vô tình bị nhốt vào trong đó và được bác bảo vệ cứu ra. Có rất nhiều bình luận về bài viết này, đồng cảm có và phản hồi độ chính xác của nó cũng có. Những phản hồi thường như sau:
- Kho lạnh nào cũng có thể mở từ bên trong
- Sao không nhấn nút khẩn cấp báo động
- Sao không gọi điện thoại để báo người ta biết
- Không ai chịu được nhiệt độ - âm quá lâu.
- Kho lạnh sao nghe tiếng kêu khóc từ bên ngoài được
- …


Đây là những ý kiến hết sức hay và nhiều góc cạnh học hỏi.
Trước hết, mình xin khẳng định một số vấn đề sau: Câu chuyện này được chia sẻ bởi vì tính nhân văn của nó, nó cho thấy 1 hành động nhỏ cũng có thể mang đến 1 kết quả to lớn vào lúc ta không thể biết trước được. Chắc những câu chuyện, vì phục vụ tốt một bữa ăn cho thực khách vào ăn mà được “típ” những số tiền hàng ngàn đô la mọi người đều đã đọc. 
Dĩ nhiên, page mình là page kỹ thuật, nên mình cũng muốn chia sẻ thêm 1 chút về góc cạnh này để chúng ta cùng nhau xây dựng một cộng đồng ngày càng phát triển.
Thế giới và Việt Nam vài tuần qua chứng kiến quá nhiều tai nạn thảm khốc: Chiếc máy bay của chủ tịch CLB Leicester vừa cất cánh và rơi ngay xuống sân vận động. Chiếc máy bay của Indonesia bị rơi xuống biển và hàng trăm người chết. Chiếc xe ô-tô tông sập thành cầu và rơi tõm xuống Sông Hồng. Những câu chuyện này, theo các bạn xác suất xảy ra có cao không? Theo mình, nó rất rất thấp. Thậm chí, cho đến trước khi câu chuyện về chiếc oto rơi xuống Sông Hồng xảy ra, mình luôn nghĩ nó chỉ có trong những bộ phim hành động, vậy mà cuối cùng nó vẫn xảy ra ở đời thật, và ngay ở Việt Nam. Vậy thì việc 1 người vô tình bị nhốt vào trong 1 kho lạnh ở nhà máy hoàn toàn có thể xảy ra có phải không các bạn? Theo xác suất thống kê thì việc bạn bị 1 con rùa rơi trúng vào đầu ở trên cao gần như là không thể, vậy mà nhà soạn kịch Aeshylus lại chết vì 1 tai nạn như thế. Mình sẽ dừng những dẫn chứng ở đây và bước qua 1 phần quan trong hơn đó là việc làm sao để phòng tránh tai nạn.
Làm sao phòng tránh tai nạn?
Để hiểu được tai nạn thì cần biết tai nạn là gì và có bao nhiêu loại tai nạn. Mình thì không phải chuyên môn an toàn lao động, nên mình nói thẳng vào việc phân loại:
Bọn “tây lông” chia tai nạn thành các kiểu: Thói quen mất an toàn, sự cố suýt xảy ra, sự cố được ghi nhận, sự cố mất giờ lao động và sự cố chết người.
Khi có 1 tai nạn lao động xảy ra, chúng ta thường hay có những câu cảm thán “tội quá”, “trời ơi, sao hy hữu vậy..”, tuy nhiên các bạn có biết không, đa số các sự cố, tai nạn lao động nó không phải tự nhiên mà có.
Mình lấy ví dụ nhé: Khi có 1 người bị rơi từ dàn giáo xuống và chết. Nếu phân tích kỹ nó sẽ bắt nguồn từ đâu? Khả năng rất cao nó bắt nguồn như thế này:
Người bị tai nạn/ đồng nghiệp của anh ta không có thói quen kiểm tra dàn giáo, đội nón bảo hộ và sử dụng dây an toàn (móc vào dàn giáo) khi thi công (Cái này nằm ở phân loại – Thói quen mất an toàn). Một ngày kia, anh ta leo lên dàn giáo thấy nó rung lắc và suýt trượt chân ( Sự cố suýt xảy ra), nhưng theo thói quen của anh ta và đồng nghiệp anh ta tiến tục làm việc bình thường.
Hôm thứ 2 vừa rồi, một đồng nghiệp vừa phải đi cấp cứu vì 1 viên gạch từ tầng trên rơi xuống và trúng phải đầu ( sự cố mất giờ công). Tuy nhiên anh ta và những người còn lại cũng lao động như bình thường, lần này họ lo lắng hơn, chấp nhận đội mũ bảo hộ, nhưng lại không đeo dây an toàn. Và ngày xấu số đến, cũng 1 viên gạch rơi xuống khi anh đang thi công, anh ta nhanh chóng né nó và trượt chân khỏi dàn giáo. Nhưng…..lần này anh đang thi công ở tầng 10. Nếu anh ta có dây đai an toàn, có lẽ sự cố chỉ dừng lại ở sự cố cần báo cáo hoặc mất giờ công… Mình có yêu mến rất lớn với công việc an toàn lao động.
Có thể bài viết sẽ nhận được nhiều phản hồi đồng ý hoặc không đồng ý.
Nhưng mình xin chốt lại bằng 1 câu nho nhỏ: Mọi sự trên đời đều đến 1 cách không phải ngẫu nhiên và không gì là không thể xảy ra. Chúng ta hãy có gắng hết sức, có giảm xác suất rủi ro đến mức thấp nhất có thể nhé!
#Ceftworks - EHS

Viết bình luận của bạn: