-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
30 JUNE 2018
Phận làm thuê và cái tôi
Đứa em mới ra trường, tốt nghiệp đại học danh tiếng. Xong ra kiếm việc, năm lần bảy lượt bấp bên. Vẫn thất nghiệp, tất nhiên!
Đứa em khác làm sales, không biết bực sếp hay bực đồng nghiệp, liên hệ công ty đối thủ. Chân chưa cứng đã xin nghỉ bên này. Và thất nghiệp, tất nhiên!
Một đứa khác cực giỏi, làm lâu năm ở một cty, vị trí thăng tiến rất cao. Chắc do duyên đã hết nên xin nghỉ. Rồi sau đó lại thất nghiệp, tất nhiên!
Điểm chung của 3 đứa là gì? Không đứa nào chịu nói rõ lý do, chỉ loanh quanh mấy chuyện đại khái kiểu như : không hài lòng đồng nghiệp, văn hoá công ty lạ kỳ, công ty không chuyên nghiệp. Tất nhiên!
Tất nhiên là thế rồi, chẳng bao giờ là lỗi của đứa ra đi cả, lỗi của người ở lại.
- Lỗi thấy nhân tài trong lá ủ mà không chịu nhận vô đào tạo & phải trả lương cao : trường hợp 1. Phi lý hơ???
- Lỗi đồng nghiệp không biết cách phối hợp để nhân tài phải ra đi : trường hợp 2. Phi lý hơ???
- Lỗi ở cty không nhìn nhận sự cống hiến : trường hợp 3. Phi lý hơ???
Quay trở lại chuyện 3 đứa ra đi bên trên, mình chỉ thấy có một điều, đó là cái tôi chúng nó lớn quá.
- Mới ra trường đòi lương cao như cấp chuyên viên, hỏi thêm câu bạn có thể mang lại gì cho công ty? Trả lời một câu hết sức dễ thương : em sẽ cố gắng học hỏi hết sức. Đừng có nhầm nha cậu!!! Công ty mướn cậu vô làm mà? Công ty phải dạy cậu văn hoá công ty, dạy cậu nghiệp vụ, còn phải trả thêm lương để cậu sống. Cậu đòi phải lương cao như nhũng người ngập tràn kinh nghiệm. Bây giờ còn phi lý không? Thất nghiệp là tất nhiên!
- Chuyện bạn đang làm sales, vì chút bực bội mà bỏ việc. Sao ko nghĩ tới chuyện đồng nghiệp phải chịu đựng những lúc bạn bực bội, sếp chịu đựng những lúc bạn làm sai, và công ty đầu tư cho bạn những lúc bạn mới vào nghề? Bước qua môi trường mới phải quay trở lại trường hợp bên trên, học lại từ đầu. Liệu rằng những mong đợi bạn ấp ủ có được toại nguyện. Hay được thời gian lại bắt tay chuẩn bị xin việc mới?? Tất nhiên, không gì có thể làm khoa bạn được. Bạn sẽ có tất cả khi bạn cố gắng, nhưng bạn sẽ mất thời gian, và mất tiền đầu tư cho những năm tháng trôi nổi! Bây giờ thấy còn phi lý không?
- Chuyện bạn đã làm lâu, nghỉ việc vì bất cứ lý do gì cũng là sự đáng tiếc. Nhưng hãy tin rằng kinh nghiệm của bạn là lợi thế. Nếu bạn học được tính khiêm cung, sang chỗ mới chắc chắn bạn sẽ có thành tựu. Nhưng mà! Nhưng mà ... chỗ mới chắc chắn không giống như chỗ cũ. Mà đã không giống thì bạn phải tìm cách thích nghi. Đừng bê i sì mô hình cũ vào áp dụng, sẽ thất bại một cách đau đớn. Và thế đấy, bây giờ còn phi lý không??
Không có gì phi lý cả, cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Nhiều lý do để từ bỏ, nhưng chỉ có một lý do để bắt đầu : bạn muốn!
Nếu bạn muốn bạn sẽ học cách hoà nhập, học hỏi kinh nghiệp từ người đi trước, học cách thấu hiểu con người & văn hoá công ty. Học cách phối hợp với đồng nghiệp để tạo ra thành quả giá trị.
Nếu bạn muốn, bạn sẽ học cách hoạch định lộ trình sự nghiệp của mình. Biết cách nhờ người hướng dẫn để ngày càng thăng tiến trong sự nghiệp, và biết cách trau dồi kiến thức để ngày càng trở nên sắc bén.
Và nếu bạn muốn, bạn sẽ biết cách nhún nhường để tập thể đạt kết quả chung. Không chỉ trích cá nhân trong tranh luận là giao tiếp chuyên nghiệp, không ngồi lê đôi mách là chuyên nghiệp, không nói xấu đồng nghiệp là chuyên nghiệp (nếu họ xấu quá thì không cần nói gì!)
Và nếu bạn muốn, bạn sẽ sẵn sàng dấn thân, nhận nhiệm vụ do sếp tin tưởng giao phó vì hiểu rằng, không phải ai sếp cũng dám đặt niềm tin.
Và nếu bạn muốn, bạn sẽ hiểu được một triết lý đơn giản : bằng gì cũng không qua bằng lòng! Vậy thôi!
Tèo Tiếp Thị