Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
01 JULY 2021

NUÔI DƯỠNG MỘT HỆ THẦN KINH KHOẺ MẠNH THÔNG QUA ĐƯỜNG RUỘT

Khái niệm về trục não bộ - đường ruột là một con đường liên lạc hai chiều mà ruột và não cùng nhau tham gia nhiệm vụ là duy trì sức khỏe, đây không phải là điều mới mẻ, nhưng hiện đã có bằng chứng cho thấy rằng hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo liên lạc giữa đường ruột và bộ não. Trục ruột - não liên kết các khu vực nhận thức và cảm xúc của não với các chức năng ngoại vi của ruột, chẳng hạn như tính thấm của ruột và giúp kích thích hệ thống miễn dịch ( Del Toro-Barbosa et al. 2020 ). Hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng đến chức năng não thông qua các con đường thần kinh, nội tiết tố và hệ thống miễn dịch, mặt khác não có thể sử dụng các con đường tương tự để ảnh hưởng đến thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột ( (Butler et al. 2019). Những con đường này thường được thay đổi trong trạng thái tâm lý bị rối loạn ( Mörkl et al. 2020 ).

Có nhiều yếu tố tác động đến hệ vi sinh vật đường ruột, trong đó chế độ ăn uống là yếu tố quyết định chủ yếu đến thành phần hệ vi sinh vật đường ruột ở người lớn khỏe mạnh ( Bambury và cộng sự 2018 ).

Probiotics là vi khuẩn sống đã được chứng minh là hệ vi sinh vật hỗ trợ giúp đường ruột khỏe mạnh và do đó chúng mang lại tác dụng có lợi về sức khỏe của cơ thể vật chủ khi được sử dụng với lượng vừa đủ. Một loại chế phẩm sinh học mới có tên gọi là Psychobiotics đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu đang khám phá tiềm năng của chúng để mang lại lợi ích về sức khoẻ trí óc cho vật chủ khi được tiêu thụ với liều lượng hợp lý. Một số nhà nghiên cứu đã mở rộng định nghĩa về vi sinh không chỉ bao gồm probiotics mà còn bao gồm cả prebiotics ( Bambury và cộng sự 2018), là các chất thực phẩm khó bị tiêu hoá trong cơ thể người, chúng thường là các carbohydrate giúp hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột. Fructan và oligosaccharid là những prebiotics thường được nghiên cứu về các ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý.  ( Sarkar và cộng sự 2016 ).

Một số thử nghiệm đang điều tra tác động của men vi sinh đối với các rối loạn tâm thần đã chứng minh rằng việc bổ sung các loài probiotics như Lactobacillus và Bifidobacterium có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm.

Một số thử nghiệm đang điều tra tác động của men vi sinh đối với các rối loạn tâm thần đã chứng minh rằng việc bổ sung các loài probiotics như Lactobacillus và Bifidobacterium có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm.( Mörkl et al. 2020 ). Trên thực tế, thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột có sự khác biệt đáng kể ở những người được chẩn đoán bị trầm cảm so với những người khỏe mạnh, mặc dù ban đầu sự khác biệt dường như khác nhau là ở từng người một ( Butler et al. 2019 ).    

Nghiên cứu về tác dụng của các phương pháp điều trị bằng probiotic đối với chứng rối loạn lo âu còn hạn chế hơn. Động vật không có mầm bệnh (tức là những động vật được sinh ra và lớn lên hoàn toàn trong môi trường vô trùng) và động vật được điều trị bằng kháng sinh đã chứng minh rằng biểu hiện hành vi lo lắng ngày càng tăng. Một vài nghiên cứu ở người trưởng thành khỏe mạnh đã cho thấy việc giảm căng thẳng và lo lắng khi bổ sung probiotic ( Choi et al. 2020 ). Tuy nhiên, rất ít thử nghiệm xem xét tác động của probiotic ở người lớn mắc chứng rối loạn lo âu được chẩn đoán lâm sàng và vẫn cần có nghiên cứu bổ sung ( Mörkl et al. 2020 ).

Mặc dù các nhà nghiên cứu đều có thể cái nhìn tổng quát về ý nghĩa của các chất sinh học thần kinh khi tương tác với não bộ, nhưng các cơ chế cụ thể vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Một cơ chế được cho rằng liên quan đến trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận (HPA), đây là hệ thống nội tiết tố thần kinh chịu nhiệm vụ chính về phản ứng của cơ thể khi gặp căng thẳng. Trục HPA sẽ điều chỉnh việc sản xuất cortisol, đây là một loại hormone ức chế miễn dịch được sinh ra quá mức nếu cơ thể trong tình trạng căng thẳng mãn tính sẽ làm tăng độ nhạy cảm với các mối đe dọa và khi ở tâm trạng tiêu cực. Hệ vi sinh vật đường ruột được cho là có thể điều chỉnh trục HPA, do đó chúng giúp cải thiện phản ứng căng thẳng của cơ thể  (Del Toro-Barbosa et al. 2020 ). Một cơ chế hoạt động khác cũng cho là có mối quan hệ mật thiết đến việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh của hệ vi sinh vật đường ruột, trong đó có sự xuất hiện của serotonin và dopamine thông qua quá trình chuyển hóa các chất xơ không tiêu hoá được và các loại thực phẩm tiền sinh học khác ( Sarkar et al. 2016 ). Người ta cho rằng các chất dẫn truyền thần kinh được tạo ra trong đường ruột có tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh và các tế bào khác của đường tiêu hóa, nhưng cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng ( Choi et al. 2020 ).

Trong khi các thuốc điều trị tâm thần có thể là một chiến lược khả thi để giảm bớt bệnh tâm thần, nhưng nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế. Cho đến nay, các nghiên cứu chỉ có thể xác định sự tồn tại về mối tương quan giữa hệ vi sinh vật đường ruột và sức khỏe của hệ thần kinh. Có rất nhiều thách thức, chẳng hạn như các chủng vi khuẩn cụ thể, liều lượng và khả năng tồn tại của chúng, và việc hiểu rõ vai trò của thuốc kháng sinh đối với sức khỏe của hệ thần kinh. Điều này còn phức tạp hơn do sự thiếu nghiên cứu về các cơ chế mà hệ vi sinh vật đường ruột và não giao tiếp với nhau. Hiện tại, lời khuyên về chế độ ăn uống dành cho những người bị bệnh tâm thần nên tập trung vào việc sử dụng một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm cả thực phẩm chứa probiotic và prebiotic.

Nguồn dịch: https://www.ift.org/news-and-publications/food-technology-magazine/issues/2021/may/columns/nutrition-and-diet-healthy-mind-via-the-gut.

Thông tin về các Tác giả

Jaime Savitz , một thành viên của IFT, là một chuyên gia dinh dưỡng và quản lý dinh dưỡng lâm sàng được công nhận tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Centinela, Inglewood, California

Tạp chí Khoa học IFT

Người dịch: Mr. Đỗ Xuân Hưng

 

 

Viết bình luận của bạn: