-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
25 JULY 2021
Mỹ phẩm thuần chay
Mỹ phẩm thuần chay là không có thành phần động vật nào được sử dụng để sản xuất mỹ phẩm hoặc không có động vật nào bị lạm dụng trong quá trình sản xuất.
Đọc thành phần trên bao bì có biết được mỹ phẩm thuần chay hay không?
Rất khó xác định bởi các nhãn mỹ phẩm không buộc phải ghi rõ nguồn gốc thành phần lên bao bì, Ví dụ, bao bì chỉ ghi chung chung là squalene, axit stearic. Nhưng squalene có thể lấy từ dầu gan cá mập hay dầu ô-liu, a-xít stearic có thể lấy từ dừa hoặc động vật… Ngoài ra, một số thành phần như oleic, palmitic, palmitoleic, linoleic, myristic… cũng có thể là có nguồn gốc mỡ động vật thay vì thực vật.
Mỹ phẩm thuần chay và mỹ phẩm hữu cơ có phải giống nhau?
Hiện nay, có quá nhiều dòng mỹ phẩm (tự nhiên, hữu cơ, mỹ phẩm không tàn nhẫn (Cruelty Free)…). Nhiều người vẫn nghĩ “thuần chay” cũng có nghĩa là hữu cơ, là “sạch” hoặc tự nhiên. Nhưng thực chất chúng rất khác nhau về thành phần.
Mỹ phẩm “thuần chay” là mỹ phẩm không chứa các chiết xuất từ động vật nhưng vẫn có thể được tiến hành thử nghiệm trên động vật.
Mỹ phẩm không tàn nhẫn: không chứa các chiết xuất từ động vật và không tiến hành thử nghiệm trên động vật. Nhiều nhà sản xuất cũng gọi mỹ phẩm không tàn nhẫn là “thuần chay”.
Mỹ phẩm tự nhiên: chúng ta thường thấy cụm từ “natural” trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, cụm từ này đang được lạm dụng, bởi một sản phẩm dù chỉ có 1% thành phần tự nhiên, có nguồn gốc từ thực vật hay khoáng chất cũng được để dòng chữ sản phẩm tự nhiên. Để chắc chắn sản phẩm chứa bao nhiêu thành phần tự nhiên, có thể kiểm tra trong thành phần. Các chiết xuất tự nhiên thường được đặt theo tên khoa học hoặc tiếng Latin, nếu không rõ có thể tra từ điển mỹ phẩm (cosmetic dictionary).
Mỹ phẩm hữu cơ: cụm từ này cũng đang được nhiều nhà sản xuất lạm dụng. Đa phần sản phẩm trên thị trường chỉ có một ít thành phần hữu cơ nhưng vẫn được gắn nhãn mác hữu cơ. Nếu là sản phẩm hữu cơ thật sự, phải dùng thành phần nguyên liệu được chứng nhận hữu cơ, (tức là phải được trồng hữu cơ, không qua thử nghiệm trên động vật, không chứa paraben, hạt nano, thuốc nhuộm tổng hợp, hương nhân tạo… Hiện có thể tìm mua sản phẩm hữu cơ bằng cách nhận diện logo của các tổ chức uy tín như Soil Association Organic, COSMOS (Cosmetic Organic Standard), BDIH (Đức), Cosmebio và Ecocert (Pháp), ICEA (Ý)….
Mỹ phẩm “sạch”: là mỹ phẩm không chứa các thành phần như sunfat, silicones, phthalates, paraben, thuốc trừ sâu, dẫn xuất dầu mỏ, màu nhân tạo, hương liệu tổng hợp…
Mỹ phẩm thuần chay có hạn chế nào?
Riêng về mỹ phẩm “thuần chay”, hiệu quả sẽ chậm hơn nhưng bền vững hơn mỹ phẩm thông thường.
Mỹ phẩm thông thường chứa hóa chất có thể đem lại hiệu quả nhanh trong thời gian ngắn nhưng về lâu dài da sẽ bị ảnh hưởng xấu do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.
Ngược lại, mỹ phẩm “thuần chay” cung cấp dưỡng chất, giúp da phục hồi. Việc thường xuyên sử dụng mỹ phẩm “thuần chay” trong thời gian dài không làm da bị xuống cấp như mỹ phẩm thông thường.
Nguồn: Botani & Vegan V-Mark