Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
27 JUNE 2021

Mô Hình Răng Cưa trong quản trị hàng hóa sản xuất

Có 02 dạng quản lý hàng hóa chính là Make to Stock và Make to Order và để quản trị hiệu quả nguyên vật liệu và hàng thành phẩm nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất ở hai dạng đó đơn giản nhất có thể áp dụng mô hình Răng Cưa.

Mô hình răng cưa được hiểu là mô hình cho chúng ta biết lượng hàng tồn kho tối đa, thời điểm đặt hàng  và lượng tồn kho an toàn cho doanh nghiệp, cụ thể là giúp tiên liệu thời điểm lượng tồn kho chạm điểm đặt hàng (Order Point).

Một số thuật ngữ cần nắm để hiểu mô hình răng cưa

+ Inventory day: Lượng hàng hóa/nguyên liệu được bán/sử dụng trong 1 ngày

+ Safety stock: Mức/số lượng hàng hóa an toàn. Doanh nghiệp vẫn có thể cung cấp hàng hóa cho thị trường thêm bao lâu khi gặp các vấn đề ngoài dự tính

+ Target max inventory: Lượng hàng hóa có thể cung cấp tối đa cho thị trường (với số lượng bán trung bình được tính toán trước)

+ Leadtime: Thời gian cần từ thời điểm đặt đến thời điểm nhận nguyên vật liệu

+ Time between purchase orders (TBPO): Thời gian giữa 02 lần đặt hàng

+ Reorder point: Thời điểm tiến hành đặt nguyên vật liệu

Reorder point = Safety stock (inventory days) + Lead time (days)

Ví dụ:

01 thanh socola sử dụng 50gram bột ca cao, mỗi ngày nhà máy sản xuất 1000 thanh socola.

Lead time trung bình đặt hàng bột ca cao là 30 ngày. Nhưng đôi khi là 45 hoặc 50 ngày do các yếu tố khách quan. Độ lêch lead time là 5 ngày.

Giả sử chúng ta đặt hàng 2 tháng/1 lần.

Hãy cùng tính toán 1 chút nhé

+ Inventory day = 50 kg

+ Lead time = 40 ngày = 30 + 2*5 (tính toán dựa trên 2 lần độ lệch)

+ Safety stock = 7 ngày (10 ngày cũng ổn = 5 (thời gian chậm trễ do lead time) *2)

+ Reorder point = Safety stock (7) + Lead time (40) = 47

+ TBPO = 60 days (2 tháng)

+ Order quantity = Re-order point (47) + TBPO (60) = 107

+ Target max inventory = Safety stock + Order quantity = 7 + 107= 114

 

 

Viết bình luận của bạn: