-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
11 JUNE 2021
MÃ SỐ MÃ VẠCH
MÃ SỐ MÃ VẠCH
Mã số mã vạch (viết tắt: MSMV) được dùng để nhận dạng tự động các đối tượng và vật phẩm, dịch vụ, tổ chức… (gọi tắt là vật phẩm). Dựa trên việc ấn định một mã (số hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định.
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Mã vạch được định nghĩa là một dãy các vạch, song song cùng với các khoảng trống xen kẽ nhằm thể hiện mã số giúp cho máy quét có thể đọc được.
Cấu trúc của mã số mã vạch
Thế giới đã thống nhất chuẩn hóa hệ thống mã vạch toàn cầu với tên gọi GS1 vào tháng 2 năm 2005. GS1 Việt Nam là thành viên chính thức của GS1 quốc tế và được cấp đầu mã số quốc gia là 893. Đây là tổ chức quản lý mã số mã vạch của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Mã số mã vạch có 2 loại
- Một loại được thiết kế với 13 chữ số (EAN-13)
- Một loại được thiết kế với 8 chữ số (EAN-8)
Thông thường mã vạch 13 số được sử dụng cho sản phẩm mà có đủ diện tích bề mặt nhãn mác, bao bì thể hiện đủ 13 số. Mã vạch 8 số dùng trên các mặt hàng có kích thước khá nhỏ và không đủ chỗ để ghi mã vạch 13 số, trong đó lược bỏ 05 chữ số mã vạch thể hiện doanh nghiệp.
Cấu tạo mã vạch
3 chữ số đầu tiên quy định mã quốc gia sản xuất sản phẩm đó. Của Việt Nam là 893.
Mã doanh nghiệp là 4, hoặc 5, hoặc 6 số tiếp theo. Mã này do tổ chức GS1 Việt Nam cấp.
Mã mặt hàng là 3 hoặc 4 hoặc 5 số tiếp theo (tùy thuộc vào mã doanh nghiệp trước nó là bao nhiêu con số), do chính các công ty sản xuất đặt cho sản phẩm của họ. Các doanh nghiệp chỉ được phép cấp cho mỗi sản phẩm một mã số duy nhất. Và tuyệt đối không được phép nhầm lẫn với các mặt hàng khác.
Mã số kiểm tra là 1 số cuối cùng. Dùng để kiểm tra tính đúng sai của các loại mã số doanh nghiệp, mã quốc gia, mã mặt hàng nói ở trên. Mã này được tính theo quy ước riêng và dựa vào thông tin của 12 con số đứng trước nó.
Cách tính mã số kiểm tra (con số thứ 13 OR 08)
Bước 1: Lấy tổng tất cả các số ở vị trí lẻ (1,3,5,7,9,11) được một số A.
Bước 2: Lấy tổng tất cả các số ở vị trí chẵn (2,4,6,8,10,12). Tổng này nhân với 3 được một số (B).
Bước 3: Lấy tổng của A và B được số A+B.
Bước 4: Lấy phần dư trong phép chia của A+B cho 10, gọi là số x. Nếu số dư này bằng 0 thì số kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần bù (10-x) của số dư đó.