Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
10 JANUARY 2019

Làm Trái Ngành

Ad tiếp xúc với nhiều bạn đi làm một thời gian, khi hỏi bạn là hiện em đang làm gì? Thì hay nhận được câu trả lời gián tiếp – “Em làm trái ngành”. Do đó, hôm nay, ad muốn chia sẻ vài cảm nghĩ về “làm trái ngành”

Theo ý hiểu của ad, thì định nghĩa làm trái ngành có nghĩa là – Làm khác công việc với chuyên môn được đào tạo. Bạn là kỹ sư hóa, bạn đi làm sales nội thất, bạn học kinh tế về quê mở trang trại nuôi lợn, như vậy gọi là trái ngành. Báo chí rất hay có những bài gọi là “lãng phí chất xám” khi nói về  trường hợp này. Bản thân ad, lại có những suy nghĩ hơi khác như sau:

  1. Cái bạn được đào tạo, chưa chắc là cái bạn đã thích hoặc giỏi. Hay nói đúng hơn là khi bạn chọn học ngành nào đó, bạn chưa thật sự hiểu, thấy bạn bè chọn thì mình chọn chung cho vui. Thấy anh hàng xóm học ngành đó ra làm lương cao, thế là học theo. Để đến khi vào học thì thấy không phù hợp với nó, rồi sau đó khi ra trường bạn chọn đi theo hướng mà bạn cảm nhận nó phù hợp với mình hơn. Ví dụ, bạn học Hóa và bạn thấy mình không hợp với nó, khi đi học bạn thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa và tổ chức sự kiện cho nhà trường, ra trường bạn rẽ sang hướng tổ chức sự kiện lúc nào không hay, mặc dù bằng cấp của bạn là kỹ sư Hóa.
  2. Trong định nghĩa 1 công việc hoàn hảo, không có khái niệm về việc đúng hay trái ngành. Định nghĩa 1 công việc hoàn hảo là công việc thỏa mãn 3 yếu tố: Bạn GIỎI nó, Bạn THÍCH nó và xã hội CẦN nó. Bạn học bài bản về 1 ngành nào đó, chưa chắc bạn sẽ GIỎI nó đâu nhé. Mình có 1 người bạn học Xây dựng, nhưng rất giỏi là lập trình và cũng có quen những em học kỹ sư hóa nhưng vẽ siêu đẹp. Khi học kỹ thuật ra mà làm sales, nhiều bạn cũng mặc định như vậy là trái ngành, nhưng các bạn cứ nhìn chung quanh xem, các sếp lớn từ các tập đoàn lớn đa số là xuất thân từ dân kỹ thuật ra làm sales, rồi mới xây cơ đồ cho mình.
  3. Học đại học, cao đẳng ở Việt Nam về cơ bản là học tư duy và logic, bạn nhìn mà xem về các môn chuyên ngành của bạn? Bạn học bao nhiêu tín chỉ cho 1 môn chuyên ngành? Có phải còn ít hơn cả các môn Triết, Tư Tưởng không? Vậy thì, người không học chuyên môn của bạn, chỉ cần bỏ ra nhiều thời gian hơn bạn để học 1 kỹ năng hẹp nào đó, thì mặc dù không có bằng cấp, họ còn giỏi hơn bạn rất nhiều.
  4. Để kết cho bài viết này, ad muốn chốt lại là: bạn làm gì cũng được, miễn bạn thấy sống được với nó, thích nó là ổn, không cần phải quá quan trọng là bạn đang làm đúng cái được đào tạo hay không, vì suy cho cùng 4 năm ở giảng đường cũng chỉ là 1 chặng đường trong chuỗi hơn 35 năm lao động của 1 người mà thôi.

#ceftworks – Major

Bình luận:
binh-luan

trang nguyen

08/05/2022

em học bên du lịch e ko muốn học vì thấy ko hợp nhưng gd khuyen em đi học đẻ lấy cái bằng , em ko biết học du lịch có làm trái ngành như thiết kế ko ạ

binh-luan

Nguyễn Lê Phương Ngân

04/03/2021

E cũng học bên hoá, e cũng cố gắng học mà e chỉ có ở mức trung bình khá thôi, e sợ sau này không cạnh tranh nổi với mấy bạn học giỏi

Viết bình luận của bạn: