-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
03 JUNE 2022
Kiểm tra khối lượng, kiểm tra như thế nào cho đúng?
Chúng ta cùng đi giải quyết bài toán thực tế: Một lô hàng bánh quy 10000 gói, quy cách 200g, bạn QC lấy 5 mẫu kiểm tra, thì thu được khối lượng như sau 190g, 199g, 205g, 210g, 220g. Do giá trị trung bình >200g nên bạn kết luận lô hàng đạt yêu cầu. Vậy bạn QC kết luận có chính xác hay không? Có đủ cơ sở để kết luận hay chưa? Và lô hàng như thế nào thì đạt yêu cầu khối lượng để xuất bán.
Bộ KHCN ban hành thông tư 21/2014 để giải quyết các bài toán liên quan đến đo lường hàng hóa đóng gói sẵn.
Đính kèm: https://tinyurl.com/TT21BKHCN
A. Thông tư này quy định 2 điều kiện tối thiểu để đảm bảo lô hàng đạt yêu cầu về khối lượng tịnh, thể tích tịnh (lượng danh định) đó là:
- Giá trị trung bình: của của các kết quả kiểm phải đảm bảo theo công thức như hình bên dưới. Trong quy định cũng quy định rõ cách tính hệ số hiệu chính (k), độ lệch chuẩn (s). Lượng mẫu lấy để kiểm tra bao nhiêu cũng được quy định rõ trong quy định này (nó cũng tương tự như AQL
2. Số lượng đơn vị kiểm tra không phù hợp được quy định ở hình bên dưới: lấy ví dụ cho dễ hiểu:
+ Lô hàng 1000 Unit như ở trên, thì mình sẽ lấy 80 gói để cân khối lượng.
+ Những gói có khối lượng nhỏ hơn 4.5% của 200 g (nhỏ hơn 191 g) thì được xem như là thiếu khối lượng.
+ Và theo như hình bên dưới, thì trong 80 mẫu kiểm trên chỉ được phép có 5 gói nhỏ hơn 191 g.
Những lô hàng nào đáp ứng được 2 điều kiện trên (khối lượng tịnh trung bình và số đơn vị thiếu ít hơn quy định) thì được đánh giá là đảm bảo yêu cầu về khối lượng, thể tích.
B. Ngoài các quy định trên, TT này cũng quy định số lượng lấy mẫu, cách tính số hiệu chính (k), cách ghi đơn vị, kích thước tối thiểu trên nhãn,….
C. Giờ là phần dành cho các bạn, Bạn QC ở đầu bài kết luận như vậy có chính xác không? Và nếu là bạn, thì bạn sẽ kiểm tra như thế nào? Các bạn để lại ý kiến nhé.