Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
21 JANUARY 2019

Khoảng cách thế hệ (Gap Generation)

Khoảng cách thế hệ (Gap Generation)

Sáng nay tình cờ đọc được “status” của một người đàn anh phàn nàn về thái độ làm việc & học hỏi của các bạn 9X đời gần cuối khi đi làm. Mình may mắn được làm việc trong 1 dự án nghiên cứu hành vi và xu hướng của người trẻ ở Việt Nam trong năm 2018 (từ đó hiểu và thiết kế sản phẩm phù hợp), qua đó mình được đọc khá nhiều khảo sát và tài liệu liên quan đế nhóm đối tượng này mà mình tạm gọi chung là “giới trẻ”, vì vậy mình muốn chia sẻ góc nhìn thú vị về việc này thông qua hành vi tuyển dụng và sử dụng lao động thuộc nhóm này.

Đầu tiên xin nói về hệ giá trị mà giới trẻ ngày nay theo đuổi nó khá khác biệt so với thế hệ liền trước (8X). Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ và đặc biệt là mạng xã hội, thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết, và cũng chính vì sự “phẳng” này đã góp phần tạo nên những hệ giá trị mới của giới trẻ. Định nghĩa và góc nhìn về 1 công việc của các bạn đã rất khác. Các bạn sẵn sàng bỏ thời gian ra đi du lịch trãi nghiệm nhiều hơn, các bạn sẵn sàng “buông bỏ”, sẵn sàng “khởi nghiệp” nhưng 1 mặt tiêu cực của tâm thế “sẵn sàng” là tâm thế “hời hợi” và “ngại khó”, thích thay đổi và đặc biệt là tâm lý thích “TỰ TRÃI NGHIỆM”. TỰ TRÃI NGHIỆM là 1 dạng thức các bạn muốn tự định nghĩa lại công việc, kiến thức, kỹ năng theo cách của các bạn, một câu slogan xuất hiện cho tâm lý này là YOLO (you only live once – bạn chỉ sống 1 lần, và vì vậy hãy sống theo cách của bạn). Do đó, các bạn trẻ khi đi làm thường ít muốn tiếp thu hay chủ động học hỏi từ tiền bối mà thích tự “mày mò”, tự “google” hơn, đến khi mắc sai lầm thì gọi là “trãi nghiệm”. Điều này cũng đến 1 phần từ việc được khuyến khích làm SAI, khuyến khích TRÃI NGHIỆM từ nhiều tổ chức đào tạo kỹ năng mềm, nhiều cuốn sách tự nhận thức và thậm chí là từ báo chí với các tấm gương  vẫn nhan nhản mỗi ngày.(Mình muốn chỉnh sửa chỗ này chút xíu: Làm sai và sửa sai là tốt, nhưng làm ĐÚNG ngay từ đầu thì tốt hơn). Điều này làm cho các bậc đàn anh, đàn chị cảm thấy rất khó chịu vì “nó” không có chịu học, chịu hỏi, không chịu chủ động làm việc, nó không nghe lời mình.

Thứ hai xin nói về định nghĩa 1 công việc. Cho dù là loại công việc gì trên đời đi chăng nữa thì bản chất công việc vẫn phải có tính lặp lại, vẫn phải có những quy trình nhất định, để đảm bảo tổ chức có thể vận hành 1 cách trơn tru. Chính vì bản chất của công việc là “cứng”, nên khi tra lắp vào cái “mềm” của giới trẻ nó khó phù hợp với nhau. Nếu như thế hệ trước, 1 công việc tốt được xem là 1 phần của thành công, thì ngày nay giới trẻ đòi hỏi nhiều hơn thế (xin nói rõ là đòi hỏi và thực tế nó khác nhau nhé), họ muốn 1 công việc cho họ “trãi nghiệm”, cho họ được Yolo, cho họ được LÀM (theo cách của họ). Đây chính là mâu thuẫn, là khoảng cách giữa phần còn lại của tổ chức với giới trẻ.

Vậy công ty cần làm gì, giới trẻ cần làm gì trong tình huống có khoảng cách về hệ giá trị này?

Theo ý kiến cá nhân của mình, là KHÔNG CẦN LÀM GÌ cả. Hãy để quy luật tự nhiên thể hiện vai trò của nó. Quy luật tự nhiên tự động có cơ chế điều chỉnh hành vi của cả tổ chức và của cả giới trẻ về thế cân bằng. Thời gian qua 1 cụm từ rất hay phổ biến đó là DIGITAL TRANSFORMATION (mình tạm dịch thô là chuyển đổi kỹ thuật số), đây là điều mà nhiều công ty đang thay đổi theo để phù hợp hơn với môi trường đang thay đổi chóng mặt ngoài kia, thông qua quá trình này, nhiều công việc mới sẽ xuất hiện, phản ánh nhu cầu xã hội hơn, Khi đó tổ chức sẽ phải thu nhận nhiều bạn giới trẻ hơn, vì suy cho cùng chỉ có giới trẻ mới hiểu được giới trẻ - lực lượng sẽ trở thành mỏ vàng của thị trường tiêu thụ. Và chiều ngược lại, khi giới trẻ vào tổ chức, họ phải “chuẩn” hóa lại. Phải làm việc theo quy trình hơn (nếu không sẽ bị đào thải) và tự đó giảm độ Yolo xuống đến mức chấp nhận được. Thời gian “quá độ” này, chúng ta sẽ tiếp tục được nghe ca thán từ nhà tuyển dụng và cũng nghe phàn nàn về môi trường làm việc từ các bạn trẻ. Cùng nhau quan sát và học hỏi nhé, vì suy cho cùng trẻ em rồi cũng sẽ thành người lớn mà!

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân)

#ceftworks – GAP Generation.

 

 

Viết bình luận của bạn: