-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
03 MAY 2021
HIỂU VỀ NHAU
Trong kỳ nghỉ lễ, mình nhận được 01 câu hỏi khá thú vị và cũng hay được hỏi, nên thay vì trả lời trực tiếp với người hỏi, mình có hứa là sẽ viết một bài nho nhỏ để mọi người cùng đọc.
Câu hỏi đó đại ý thế này: Sau khi đi làm công việc R&D một thời gian (mình nhớ không lầm là tầm 6 tháng) mặc dù em vẫn thấy thích nó, nhưng mà em…lo. Em không muốn cả đời mình chỉ có kinh nghiệm ở mảng này mà thôi, em muốn có thêm kinh nghiệm ở mảng khác nữa ví dụ như Marketing, Sales thì phải làm sao? Em có chủ động đọc thêm sách mà nó viết lý thuyết quá, em không hình dung được, anh cho em vài lời khuyên.
Nếu nhìn ở một góc rộng, đây là 1 câu hỏi lớn chứ không phải đơn giản. Câu hỏi này cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa học và hành, nghĩ và làm, đào tạo và sử dụng
Ba khía cạnh mà mình nhìn thấy ở câu hỏi này, muốn chia sẻ cùng các bạn trẻ như sau:
Thứ 01: Tâm lý đứng núi này, trong núi nọ.
R&D là 01 cái nghề mà hình như các bạn rất thích làm, nhưng khi nhảy vào làm các bạn sẽ nhận ra, R&D hay bất cứ công việc nào khác trên cuộc đời này (Sales, Marketing, QA, Sản Xuất, thậm chí là ca sỹ…) đều sẽ có phần lớn thời gian là lặp lại những nhiệm vụ hàng ngày (daily task). R&D thì ngày nào cũng phải trộn, trộn, khuấy khuấy. Sales thì ngày nào cũng phải gọi điện, kiểm tra tồn kho, hẹn gặp khách hàng, còn ca sỹ thì phần lớn thời gian là luyện thanh, tập nhảy. Nên thay vì bạn ngồi và lo là không lẽ mình làm công việc A, B, C cả đời thì hãy tập trung tâm sức vào làm tốt nó nhất có thể mỗi ngày một cách chuyên nghiệp. Thà là bạn giỏi 01 thứ gì đó một cách xuất chúng, còn hơn là cái gì cũng biết chút chút. Lý Tiểu Long từng nói: "Tôi không sợ người luyện tập 10.000 cú đá chỉ một lần mà chỉ sợ người thực hành một cú đá 10.000 lần"
Thứ 02: Hiểu sai chữ Học.
Gần như chúng ta hiểu chữ Học nằm ở một chiếc hộp kín là đọc sách và đến trường. Quay trở lại với câu hỏi bên trên, nếu thực sự bạn đã làm rất tốt vai trò người R&D và bạn muốn mở rông thêm kiến thức các mảng khác, bạn hoàn toàn có rất nhiều cách để thu thập kiến thức cho mình. Trong thống kê về cái gọi là học, người ta chia làm 03 dạng: Học ở lớp, sách vở giúp bạn có được 10% kiến thức, Có 1 người hướng dẫn giúp bạn nắm thêm được 20% và On-the Job Training (nói bình dân là để thực tế nó vả vào mặt) sẽ cho bạn thêm 70% công lực. Nếu muốn học về sales, hãy xin đi gặp khách hàng chung với team Sales, muốn có kiến thức về quản lý chất lượng, hãy hỏi người làm QA,…
Thứ 03: Thiếu cái nhìn tổng quát về cấu trúc tổ chức.
Các bạn chưa đặt mình vào sự vận hành của một tổ chức, để thấy sự liên hệ giữa các phòng ban chức năng, khi bạn thực sự đặt mình vào guồng máy một tổ chức bạn vừa hiểu ra được giá trị bản thân và cũng đồng thời hiểu được sự nghiệp của mình sẽ được định vị như thế nào, vai trò ra sao.
Có lẽ khoan bàn về kiến thức chuyên môn, hay các kỹ năng mềm, cứng.. của một cử nhân, kỹ sư khi ra trường. Một khoảng cách (GAP) còn lớn giữa nơi đào tạo lao động và nơi sử dụng lao động đó là chưa HIỂU VỀ NHAU.