Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
08 JULY 2019

HALAL & NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Người hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới với hơn 1,8 tỷ người theo tương đương 25% dân số và sinh sống khoảng 112 quốc gia trên thế giới tập trung trung nhiều ở Asia (60% tổng số Hồi Giáo Thế Giới), Trung Đông (GCC) và Bắc Phi (gần 20%). Người Hồi Giáo ở Trung Quốc và Ấn Độ chiếm gần 20% tổng dân số người Hồi Giáo. Họ tôn thờ Đức Allah, Muhammad là thiên sứ cuối cùng, theo thiên kinh Qur’an và luật Sharia.


Năm trụ cột chính đạo Hồi:
1. Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài
2. Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
3. Bố thí.
4. Nhịn chay tháng Ramadan: Tháng thứ 9 của âm lịch Ả Rập, thay đổi theo từng năm, không được đưa bất kể thứ gì vào miệng từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. 
5. Hành hương tại Mecca.
Văn hóa của người Hồi Giáo:
1. Không có phụ nữ bán hàng – đánh giá thấp vai trò của người phụ nữ.
2. Người Hồi Giáo khi nói chuyện không nhìn mặt, nhìn dưới chân
3. Mời trà/ café tạo lập niềm tin trước khi giao dịch
4. Không nên hỏi về vợ, con gái hoặc gia đình riêng tư
5. Tránh bắt tay và tiếp xúc với phụ nữ Hồi Giáo
6. Không thờ cúng, không uống rượu, bia, đồ uống có cồn 
7. Thói quen chậm trễ hẹn giờ, lề mề, quan liêu. Tuy nhiên, khi thân thiện thì quyết định nhanh, nên cần kiên nhẫn khi tiếp xúc và tạo lập quan hệ.
8. Có thể cưới hơn 01 vợ.
9. Tối kỵ việc nói về các tôn giáo khác nhau do giữa Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo có sự xung khắc.
10. …….
Các khái niệm về Halal và Shari’ah như sau:
- Halal theo tiếng Arab là hợp luật, được phép sử dụng
- Haram là trái luật, bị cấm
- Halal, haram (non-Halal) là thuật ngữ phổ biến trong đời sống và thương mại của Muslim.
- Makrooh: làm thì không phước, không làm thì có phước.
- Shariah được xác định là khuôn khổ luật pháp của Luật Hồi Giáo.
- Mashbooh là nghi ngờ, thường dùng để đề cập đến sản phẩm chưa được phân loại là Halal hay Haram. Người Hồi Giáo khi có nghi ngờ về sản phẩm thì không sử dụng.
- Naij là chất dơ, có 03 loại:
+ Mughallazah (nặng) như thịt chó, lợn gồm có bất cứ chất lỏng hoặc vật do các con vật này bài tiết và có chiết xuất từ các con vật này.
+ Mutawassitah (trung bình) như chất nôn mửa, mủ, máu, khamar, xác chết đã thối rữa, chất lỏng và vật do người và động vật phóng ra.
+ Mukhaffafah (nhẹ) là nước tiểu của bé trai ≤ 2 tuổi.

Nguồn thực phẩm và đồ uống Halal:
- Các loại thực phẩm có nọc độc, có chứa naij, có khả năng gây độc hoặc nguy hại cho sức khỏe đều không phải là thực phẩm Halal. Luật Shariah cấm tất cả các loại nước và đồ uống có cồn (khamar). Cấm sử dụng cho vào sản phẩm tạo mùi hương, tạo vị như café hương rhum, cá tẩm ướp rượu vang, ghẹ hấp bia,….
- Tất cả các loại thực vật là Halal
- Nấm và các vi sinh vật: Tất cả các loại nấm và vi sinh vật (như vi khuẩn, tảo và vi nấm) và các phụ phẩm và/ hoặc sản phẩm có chứa thành phần này là Halal.
- Các loại khoáng tự nhiên và chất hóa học đều là Halal.
- Đồ uống: Tất cả các loại nước và đồ uống đều là Halal,
- Động vật dưới nước tất cả đều là Halal (các loài sống dưới nước và không thể sóng sót nếu không có môi trường nước (như cá). Động vật dưới nước sống trong naij hoặc được cho ăn một cách có chủ định và/ hoặc liên tục bằng naij thì không phải là Halal.
- Động vật sống cả trên cạn và dưới nước (lưỡng cư) như cá sấu, rùa và ếch không phải là Halal.
- Động vật trên cạn: Phải được giết mổ theo quy định của luật Shariah, trừ lợn, chó, các động vật có răng dài thẳng hoặc răng nanh dùng để giết con mồi (hổ, gấu, voi,..), chim ăn thịt như đại bàng, cú,…Các loại động vật khác bị cấm ăn thịt theo luật Shariah như lừa và la.
- Tất cả thực phẩm và đồ uống khong phải là Halal nếu có chứa các sản phẩm và/ hoặc phụ phẩm từ ác sinh vật biến đổi gen (GMOs) hoặc có chứa các thành phần làm từ các nguyên liệu gen của các động vật không phải Halal.
Người Hồi Giáo chỉ sử dụng thực phẩm Halal như một bằng chứng về đức tin mà Allah cho phép sử dụng vào sản phẩm đó. Vậy sản phẩm Halal là gì? Sản phẩm Halal là sản phẩm được xác nhận không có thành phần Haram và đảm bảo sự “TINH KHIẾT” trong quá trình sản xuất nhưng:
• 100% đồ chay không có nghĩa là Halal
• Không thịt heo, không mỡ heo không có nghĩa là Halal
• Sản xuất tại các nước Hồi giáo không có nghĩa là Halal
• Nguyên liệu viết bằng tiếng Arab không có nghĩa là Halal
• Sản phẩm mua từ cửa hàng của người Muslim không có nghĩa là Halal
Các nước có nền công nghiệp Halal rất phát triển như Malaysia, Indonesia, Singapore, Thailand, Bruney… cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người Hồi Giáo, ngày càng nhiều các nhu cầu chứng nhận Halal thực phẩm và phi thực phẩm.

Vậy chứng nhận Halal là gì? Chứng nhận Halal là chứng nhận sản phẩm cho người Hồi Giáo được phép sử dụng, thông qua quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan của bên thứ 3 để xác nhận rằng những sản phẩm/ dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần chất cấm Haram và điều kiện sản xuất/ cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Kinh Qur’an và luật Shari’ah.
Hiện nay có 03 tổ chức công nhận các tổ chức chứng nhận Halal:
1. Tổ chức công nhận Jakim của Malaysia (MS 1500)
2. Tổ chức LPPOM MUI của Indonesia (HAS 23000)
3. Tổ chức GAC là trung tâm công nhận của GCC (GSO 2055): Chỉ áp dụng cho 07 nước trung đông (Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Barain, Yemen)
Mỗi tổ chức công nhận đều có 01 danh sách các tổ chức chứng nhận riêng biệt và được cập nhật thường xuyên nhằm mục cho các doanh nghiệp tra cứu khi xem xét các nguồn nguyên liệu đầu vào. Tùy theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nào thì sử dụng danh sách của thị trường đó để đối chiếu thông tin – logo tổ chức chứng nhận Halal được công nhận bởi Jakim/ LPPOM MUI/ GCC.
 Danh sách tổ chức chứng nhận Halal được Jakim công nhận: Áp dụng cho tất cả các nước trừ Indonesia và 07 nước GCC
 Danh sách tổ chức chứng nhận Halal được LPPOM MUI công nhận: Áp dụng cho tất cả các nước trên thể giới trừ 07 nước GCC
 GCC chỉ “chơi” với các tổ chức được GAC công nhận.

Các công ty có hệ thống kiểm soát chất lượng theo BRC/ HACCP/ FSSC 22000/ ISO 22000, … khi cần làm chứng nhận Halal chỉ bổ sung các điều kiện bên dưới:
1. Nguyên liệu – phụ gia – hóa chất: Không sử dụng nguyên liệu Haram, các nguyên liệu chứa thành phần Haram KHÔNG được lưu chung với nguyên liệu Halal. Nguyên liệu chưa được xác định là Halal không được lưu chung với nguyên liệu Halal. Các nguyên liệu – phụ gia – hóa chất có nguồn gốc từ thịt động vật BẮT BUỘC phải có chứng nhận Halal trong thời hạn hiệu lực và hợp lệ. Các nguyên liệu – phụ gia – hóa chất không có chứng chỉ Halal cần kèm theo các tài liệu về kỹ thuật như thông tin về thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất, nguồn nguyên liệu thô.
2. Điều kiện sản xuất: Không sản xuất sản phẩm Halal và Haram trên cùng 01 dây chuyền sản xuất, các thiết bị sử dụng cho sản phẩm Haram muốn chuyển đổi sang sử dụng cho sản phẩm Halal cần phải được tẩy rửa theo nghi thức của Hồi Giáo bằng đất tẩy và nước, và chỉ thực hiện được 01 lần duy nhất. Nguyên liệu dùng cho sản phẩm không đăng ký Halal khi sử dụng chung dây chuyền với sản phẩm Halal cũng được kiểm soát tương tự như sản phẩm Halal. Công ty cần khai báo đầy đủ các địa chỉ sản xuất ra sản phẩm mang cùng thương hiệu (chi nhánh nhà máy hoặc đơn vị gia công) để tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá tại các địa chỉ này. 
3. Thiết kế bao bì và dán nhãn: Được sử dụng logo/ dấu chứng nhận Halal trên bao bì sản phẩm tuân thủ theo quy định của Halal. Không dùng dấu hiệu, biểu tượng, logo, tên sản phẩm hoặc từ đồng nghĩa với sản phẩm Halal như Harmbuger ,…
4. Đào tạo nhận thức về hệ thống đảm bảo/ kiểm soát Halal.
(Bài viết từ cộng tác viên #CEFTworks)
#CEFTworks – Đào tạo quản lý chất lượng & quản lý sản xuất thực chiến

Viết bình luận của bạn: