-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
18 MAY 2020
Gian Lận Thực Phẩm (Food Fraud and Food Defense)
Module: Food Fraud and Food Defense (Gian lận thực phẩm)
(Diễn giải các yêu cầu)
Cơ sở phải có chương trình chống gian lận thực phẩm và phòng vệ thực phẩm được thiết lập thành văn bản, bao gồm cả đánh giá khả năng tổn thương (VULNERABILITY ASSESSMENT). Chương trình này được thiết lập để nhận dạng và giảm thiểu các rủi ro trong chuỗi cung ứng.
1. Đánh giá khả năng tổn thương do gian lận thực phẩm và phòng vệ thực phẩm được thực hiện đồi với từng nguyên liệu và bao bì tiếp xúc trực tiếp thực phẩm. (Program/Records)
Food fraud
1.1 Thiết lập chương trình chống gian lận thực phẩm.
1.2 Đánh giá khả năng tổn thương do gian lận đối với từng loại nguyên liệu và bao bì tiếp xúc trực tiếp thực phẩm.
1.3 Ma trận đánh giá rủi ro do gian lận thực phẩm được sử dụng để mô tả tính nghiêm trọng và tần suất xảy ra đối với các mức độ rủi ro của từng nguyên liệu và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
1.4 Dựa trên các mức độ rủi ro để thiết lập các biện pháp ưu tiên và nguồn lực để giảm thiểu mối nguy (ví dụ: lấy mẫu, thử nghiệm, biện pháp kiểm soát đối với từng mức độ).
1.5 Có hồ sơ ghi nhận hành động khắc phục đối với các vụ việc.
Food defense
Định nghĩa của GFSI về Phòng vệ thực phẩm là: “Quá trình đảm bảo an toàn thực phẩm và đồ uống khỏi mọi hình thức tấn công độc hại có chủ ý bao gồm tấn công có chủ ý thức dẫn đến
ô nhiễm.” (GFSI 2017)
Có nhiều định nghĩa khác nhau về Phòng vệ thực phẩm nhưng về bản chất rất giống nhau. Một số thậm chí mâu thuẫn với định nghĩa GFSI, bao gồm Gian lận thực phẩm trong phạm vi Phòng vệ thực phẩm. Điều quan trọng là
phải nhận ra rằng Gian lận thực phẩm là mộtchủ đề riêng biệt và một chương khác trong chương trình FSSC 22000.
Các định nghĩa thường được sử dụng khác là: PAS 96: 2017: Phòng vệ thực phẩm: các thủ tục được thông qua để đảm bảo an ninh cho thực
phẩm và đồ uống và chuỗi cung ứng của họ từ cuộc tấn công độc hại và có chủ ý dẫn đến ô nhiễm hoặc gián đoạn cung cấp (PAS 96: 2017)
FDA (Quy tắc Giả mạo có chủ ý của FSMA): Phòng vệ thực phẩm là nỗ lực bảo vệ thực phẩm khỏi sự pha trộn có chủ ý khỏi các hành vi nhằm gây tổn hại trên diện rộng cho sức khỏe cộng đồng, bao gồm các hành vi khủng bố
nhắm vào nguồn cung cấp thực phẩm (tờ thông tin về phòng vệ thực phẩm của FDA)
Ngành công nghiệp và cơ quan quản lý đã phát triển Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên các nguyên tắc Điểm kiểm soát quan trọng phân tích mối nguy (HACCP) đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn
ngừa các mối nguy an toàn thực phẩm không chủ ý. Tuy nhiên, các nguyên tắc HACCP đã không được sử dụng thường xuyên để phát hiện hoặc giảm thiểu các cuộc tấn công có chủ ý và do đó không liên quan đến Phòng vệ Thực phẩm.
Động lực hoặc nguyên nhân gốc rễ cho Phòng vệ thực phẩm là mục đích gây hại cho người tiêu dùng hoặc công ty. Điều này khác với động lực cho Gian lận thực phẩm dành riêng cho lợi ích kinh tế. Do đó, Phòng vệ thực phẩm đòi hỏi một cách tiếp cận khác với kiểm soát các nguy cơ an toàn thực phẩm không chủ ý (HACCP) và Ngăn ngừa gian lận thực phẩm.
1.6 Chương trình phòng vệ thực phẩm được thiết lập thành văn bản.
1.7 Đánh giá chương trình phòng vệ thực phẩm ở tại mỗi công đoạn, từ nguồn nguyên liệu, tồn trữ, sản xuất và giao hàng.
1.8 Hành động khắc phục được ghi nhận cho các vụ việc.
2. Có chương trình được lập thành văn bản để quản lý việc bảo toàn thực phẩm (Procedure)
2.1 Có người chịu trách nhiệm đối với chương trình, bao gồm tên và thông tin liên lạc trong vòng 24 giờ.
2.2 Danh sách và thông tin liên hệ khẩn cấp của cơ quan chức năng để thông báo khi xảy ra khủng hoảng.
2.3 Công nhà máy, lối vào nhà máy được kiểm soát (công nhân viên, khách, nhà thầu, tài xế của bên thứ ba, nhân viên mất thẻ, nhân viên đã nghỉ việc).
2.4 Hệ thống máy tính sử dụng cho kiểm soát sản xuất được đảm bảo an ninh và hạn chế xâp nhập.
2.5 Tiếp nhận và kiểm soát nguyên liệu và bao bì.
2.6 Kiểm soát hoạt động sản xuất (bao gồm kiểm soát an ninh của nước và không khí sử dụng).
2.7 Kiểm soát thành phẩm trong quá trình lưu kho và xuất hàng.
3. Thiết lập biện pháp kiểm soát đối với từng công đoạn bảo toàn thực phẩm.
(Records/Observations)
3.1 Nguyên liệu đầu vào, bao bì và thành phẩm được tiếp nhận trong phương tiện vận chuyển kín, an toàn và có niêm phong. Nếu niêm phong thì số niêm phong được ghi nhận.
3.2 Xe giao hàng phải được kiểm soát an ninh ngay cả khu vực của nhà máy/công ty (kiểm soát tiếp cận)
3.3 Xe giao hàng xuất phải được khóa hoặc niêm phong trước khi rời khỏi cửa xuất hàng.
3.4 Tất cả các lối vào khu vực sản xuất và kho chứa phải được bảo vệ và hạn chế tiếp cận (niêm yết danh sách người làm việc, có khóa).
3.5 Phòng thí nghiệm phải được hạn chế tiếp cận, bao gồm cả việc tiếp cận nguyên liệu nhạy cảm (ví dụ, thuốc thử, vi khuẩn, hóa chất, các kiểm soát dương tính với chất độc).
3.6 Có hệ thống chiếu sáng đầy đủ bên trong và ngoài nhà máy.
3.7 Giếng nước, bồn chứa nước và phương tiện lưu chuyển nước trong nhà máy được bảo vệ.
3.8 Bảo đảm an ninh các silo và cửa dỡ hàng xá.
3.9 Hạn chế tiếp cận hệ thống máy tính kiểm soát sản xuất.
3.10 Các biện pháp an ninh khác được áp dụng để giảm thiểu rui ro (ví dụ: kiểm tra bất ngờ, đội bảo vệ, quản lý giám sát, báo cáo từ nhân viên, hệ thống camera giám sát …)
4. Chương trình chống gian lận, giả mạo và phòng vệ thực phẩm phải được cập nhật.
(Program/Records)
Có chương trình xem xét nội bộ về chống gian lận, giả mạo và phòng vệ thực phẩm.
4.1 Có người chịu trách nhiệm xem xét nội bộ.
4.2 Thực hiện tối thiểu 1 lần/năm và được xem xét bởi lãnh đạo.
4.3 Các hành động khắc phục kèm theo thời hạn hoàn thành.
(to be continued)
#CEFTworks đang chiêu sinh khóa ISO 22K:2018, khai giảng ngày 24/05/2020 (Email ceftworks@gmail.com or Gọi 0935.314.588 để được tư vấn nhé)