-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
11 OCTOBER 2018
Followership – KỸ NĂNG LÀM LÍNH
Followership – KỸ NĂNG LÀM LÍNH
Mình nghĩ rằng bài viết này sẽ gặp nhiều phản hồi trái chiều, nhưng vẫn thấy nên viết ra nó.
Rất nhiều công ty, tổ chức đào tạo cho nhân viên Leadership – tạm dịch là Kỹ Năng Lãnh Đạo.
Rồi cũng bởi vì vậy mà rất nhiều khóa học về Leadership được mở ra tại khắp các Viện Trường đào tạo.
Nhiều người hăm hở, hoan hỉ đi học vì được công ty “cử” đi.
Mình thì thấy như thế này, bất kỳ công ty hay tổ chức nào thì lực lượng lãnh đạo phải luôn ít hơn so với lực lượng nhân viên và cho dù có là quản lý thì thực chất bạn cũng là nhân viên của 1 cấp trên khác. Trên Teamleader có giám sát, trên giám sát có trưởng phòng, trên đó nữa là giám đốc, rồi tổng giám đốc, thậm chí tổng giám đốc cũng là nhân viên của Chủ tịch khu vực và người này lại cũng chỉ là nhân viên của ông chủ công ty.
Bởi vì lý do đó, mình thấy rằng thật ra Followership – dịch nôm na là “Kỹ Năng Làm Lính” nó còn cần thiết hơn cả Kỹ Năng Lãnh Đạo.
Một kinh nghiệm phỏng vấn cách đây 7 năm mà mình còn nhớ mãi.
Khi đó sếp trực tiếp phỏng vấn và hỏi mình câu này: “Em sẽ phản ứng ra sao nếu như ý kiến của em bị sếp bác bỏ?”
Mình ngay lập tức trả lời không đắn đo: “Em sẽ giải thích kỹ càng với sếp và ý tưởng của em, có dữ liệu để chứng minh là em đúng”
Sếp: “Nhưng anh vẫn không đồng ý thì sao?”
Mình: “Em sẽ bảo vệ ý kiến của em, vì em đã nghiên cứu kỹ càng mới dám phát biểu ý kiến và em đảm bảo nó đúng”.
Sếp: “OK, em được nhận”
Mình nghĩ bụng: Sao mà không nhận cho được, bởi vì mình đã quá “xuất sắc” vượt qua được “THỬ THÁCH” về sự “kiên định”, “dám nói, dám làm” và bảo vệ lập luận sắc bén của mình. Mình vẫn ôm suy nghĩ này mãi cho đến ngày đầu tiên nhận việc.
Ngày đầu tiên nhận việc, anh sếp giải thích lý do nhận mình là do mình nói được tiếng Anh mà thôi, chứ câu trả lời của mình thì chẳng có gì đáng nói cả. Mình được giải thích như sau: “Khi em đã giải thích tất cả và sếp vẫn không đồng ý với ý kiến của em, thì không có nghĩa là SẾP hiểu để em giải thích lại, nhưng là bởi vì với vai trò làm sếp, anh có nhiều thông tin hơn em để ra 1 quyết định nào đó và có thể chưa đúng lúc để sếp có thể chia sẽ rõ ràng với em được.” Đó là lần đầu tiên mình manh nha hiểu tí tẹo về Followership.
Bài viết này không đánh đồng và đồng tình với những “YES MAN”, tức là những người không có chính kiến và lúc nào cũng “ý sếp chính là ý em”.
Bài viết này muốn nói về tâm thế của người làm lính. Chúng ta nên đóng góp ý kiến một cách chủ động, phân tích tình huống để có thể tham mưu cho tổ chức với tất cả kiến thức và thông tin mình có. Tuy nhiên chúng ta không nên thất vọng nếu những ý kiến mình đề đạt lên không được sử dụng. Có thể ý tưởng chúng ta chưa đến lúc để được thực hiện và đang được để dành thực hiện, hoặc môi trường pháp lý đang thay đổi không phù hợp cho chiến lược mới này. Muốn làm sếp tốt, trước hết phải làm lính giỏi đã.
Mình chắc chắn rằng, nhiều bạn khi đọc đến đây sẽ nghĩ: vậy thì cuối cùng chỉ là sếp quyết định chứ mình có nói gì thì sếp cũng đều lấy lý do bên trên để từ chối hoặc thậm chí cướp ý tưởng?
Nếu bạn nghĩ như thế thì mình khuyên thế này, để được làm sếp trên của bạn thì người đó cũng từng làm lính và cũng từng trãi qua giai đoạn của bạn. Còn nếu thật sự anh/chị sếp này “xấu” như vậy thì nhớ lại câu Jack Ma nói: “ Còn trẻ đừng quan trong làm ở đâu, mà quan trong bạn có người sếp như thế nào để theo”. Hãy tìm đúng sếp mà theo.
Trước sau gì Ceftworks cũng sẽ xây dựng chương trình đào tạo “KỸ NĂNG LÀM LÍNH” để truyền tải thông điệp này
#ceftworks – “Kỹ Năng Làm Lính”