-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
15 JUNE 2021
Côn trùng trong Kho Chứa
Côn trùng là nỗi nhức nhối của hầu hết các kho nông sản nói riêng và kho thực phẩm nói chung. Theo đánh giá của FAO, tổn thất hàng năm về ngũ cốc dự trữ trên toàn thế giới khoảng 10%
Côn trùng Hại Kho không chỉ gây thiệt hại cho thực phẩm và nguyên liệu thô mà còn làm nhiễm bẩn thành phẩm, do đó không thể sử dụng. Hiểu được hình dáng, thói quen và vòng đời của Côn trùng hại kho có thể giúp bạn xác định biện pháp kiểm soát chúng hiệu quả nhất cho cơ sở của bạn. Một số loài côn trùng thường gặp đó là: mọt gạo, mọt bánh quy, mọt bột mì, bột sữa, mọt răng cưa, mối,…
Nguồn gốc phát sinh của côn trùng trong kho có thể kể đến như: có từ hàng hóa, kho bãi có côn trùng từ trước, từ phuong tiện vận chuyển, từ môi trường xung quanh kho, từ bao bì chứa, từ hàng hóa khác nhiễm vào…
Một số biện pháp kiểm soát côn trùng có thể áp dụng như:
- Vệ sinh kho định kỳ và có kế hoạch vệ sinh rõ ràng
- Giữ điều kiện nhiệt độ Độ ẩm tối ưu trong bảo quản hàng hóa
- Phân loại hàng riêng biệt trong từng kho.
- Kiểm tra nguyên liệu đầu vào tốt và khử trùng trước khi nhập kho.
- Đảm bảo các xe chuyên chở không lây nhiễm chéo sâu mọt cho hàng hóa.
- Quản lý tốt các Pallet chứa hàng. Các pallet gỗ mới dùng cho lưu kho cần được khử trùng. Các pallet gỗ cũ dùng trong lưu kho cần được định kỳ khử trùng 6 tháng
- Sử dụng các bẫy pheromone. Pheromone là những chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài, những chất này được tiết ra ngoài cơ thể côn trùng và có thể gây ra những phản ứng chuyên biệt cho những cá thể khác cùng loài. Đôi khi chất này còn được gọi là hormone xã hội (social hormone) hay được xem như một hệ thống thông tin hóa học.
(Ngành kiểm soát và xử lý côn trùng đang làm ngành ăn nên làm ra nhé các bạn)
#CEFTacademy