Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
09 AUGUST 2021

Bài 1: HIỂU VỀ CƠ CHẾ CỦA KEM CHỐNG NẮNG VÀ PHÂN LOẠI ĐÚNG

CHUỖI BÀI VIẾT VỀ KEM CHỐNG NẮNG

Bài 1: HIỂU VỀ CƠ CHẾ CỦA KEM CHỐNG NẮNG VÀ PHÂN LOẠI ĐÚNG

Có khi nào bạn bối rối khi không biết mua loại kem chống nắng nào phù hợp với mình, kem chống nắng vật lý hay hóa học, dạng kem, dạng gel hay dạng sữa, dạng xịt phun sương….

Để dễ hiểu thì tạm thời chia làm hai cơ chế chính khi các chất chống nắng hoạt động trên da:

-Chống nắng theo cơ chế vật lý (Sun Block): nổi tiếng với hai chất vô cơ là Titanium Dioxide và ZinC Oxide với khả năng tạo lớp màng trên da như một rào chắn, tán xạ hoặc phản xạ tia UV, được cho phép sử dụng tối đa đến 25%. Khả năng chống nắng còn phụ thuộc vào kích thước của hạt, càng nhỏ thì khả năng chống nắng càng tốt do nó được phân tán đều hơn trên bề mặt. Tuy nhiên có nhiều tranh cãi khi cho rằng kích thước nano của các hạt này sẽ xâm nhập vào da, máu,gây độc cho tế bào. (Mỹ phẩm có chứng nhận Ecocert không cho phép chứa nguyên liệu có kích thước nano). Kích thước của các hạt chống nắng này ở micro đã có khả năng chống nắng tốt mà không bị da hấp thụ. Đó là lý do dòng kem chống nắng thuần vật lý này phù hợp với da nhạy cảm và trẻ em. Kem chống nắng thuần vật lý thường có kết cấu dày, tạo trắng bệt trên da và dễ gây bí da.

- Chống nắng theo cơ chế hóa học (Sun Screen): có khả năng hấp thu, phản ứng và chuyển đổi tia tử ngoại về dạng tia năng lượng thấp, bức xạ sau đó chuyển sang dạng nhiệt, ánh sáng hoặc sử dụng trong các phản ứng hóa học. Hạn chế của kem chống nắng thuần hóa học là sự không ổn định khi tiếp xúc với tia cực tím, do đó cần phải bôi lại sau 2 tiếng là vậy. Ví dụ như Avobenzone được báo cáo là sẽ thoái hóa 36% sau 15 phút tiếp xúc với tia UV. Ngoài ra còn có một số chất chống nắng hóa học thường gặp như: oxybenzone, Octyl Methoxycinnamate, Octocrylene, Homosalate…..

-Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các hoạt chống chống nắng thế hệ mới ra đời, khắc phục được các nhược điểm của các chất chống nắng thế hệ cũ. Hoạt động theo cả hai cơ chế vậy lý và hóa học với khả năng chống nắng phổ rộng, đặc biệt là chống tia UVA. Làm bền vững các hoạt chất chống nắng hóa học, mang lại kết cấu đẹp cho sản phẩm.
 

-Do đó, đa số các loại kem chống nắng hiện nay đều hoạt động theo cả 2 cơ chế này chứ không chia cụ thể là chất chống nắng vật lý hay hóa học. Thay vào đó là kem chống năng vô cơ (chỉ chứa TiO2, ZnO) và kem chống nắng hữu cơ (chỉ chứa các thành hữu cơ có nguyên tử C, H, O). Mình thấy cách chia này phù hợp hơn.

Vậy bí quyết nào để lựa chọn kem chống nắng phù hợp cho bạn, hẹn ở bài viết sau nhé!

Viết bình luận của bạn: