Bạn có bất kỳ câu hỏi nào? 0935314588 ceftworks@gmail.com
24 NOVEMBER 2020

10 vấn đề cần giải quyết để lớn lên

Bạn có một ý tưởng sản xuất gì đó, bạn bắt tay vào làm và nó cũng nuôi sống được bạn với quy mô hộ gia đình nhưng bạn mãi vẫn không lớn lên được. Với quan sát thực tế thì để giải quyết vấn đề này, bạn cần phải trả lời (hay kinh qua) 10 điều bên dưới đây

  1. Góc độ pháp lý: Khi bạn làm ở quy mô nhỏ, tập tành bạn có thể bỏ qua yếu tố này, không cần có 1 cơ sơ đủ điều kiện, nhưng khi bạn muốn làm to bạn cần phải đăng ký công ty, đăng ký cơ sở đủ điều kiện sản xuất (thực phẩm hay mỹ phẩm chẳng hạn)
  2. Người chủ tự làm cho bản thân, không nghĩ đến việc trả lương cho bản thân nên lấy công làm lời. Lúc này họ đứng giữa một ngã ba: Chấp nhận duy trì quy mô hiện tại hoặc mở rộng sản xuất. Khi mở rộng quy mô, lại kéo theo việc thuê thêm người, thành ra sau 01 hồi nhẩm tính lại thấy…lỗ
  3. Mang theo kinh nghiệm vào sản xuất. Phụ thuộc vào một cá nhân, nắm toàn bộ công thức.
  4. Bỏ qua yếu tố chất lượng và kiểm soát chất lượng. Thực chất, có khi làm ở quy mô nhỏ bạn có lời chính là vì bạn đã hy sinh chất lượng đổi lấy lợi nhuận. Muốn phát triển lớn hơn, nhận được đơn hàng to (gia công cho siêu thị, xuất khẩu hàng bản địa….) lại đòi hỏi bạn phải đầu tư vào vấn đề chất lượng, làm cho giá thành bạn không còn cạnh tranh so với các đối thủ khác.
  5. Quy trình: đa phần các doanh nghiệp nhỏ không có quy trình hoạt động. Dẫn đến việc hên xui trong quá trình sản xuất, có mẻ trộn thì đạt, mẻ lại không. Điều này làm cho khi sản xuất ở quy mô nhỏ thì đạt, những khi nhân nó lên quy mô lớn thì rất hỏng.
  6. Bao bì nhãn mác: Vì sản xuất với quy mô nhỏ bạn chưa chú ý đến nó, thông tin nhãn mác được ghi thiếu, ghi sai, hạn sử dụng không rõ ràng.
  7. Quản lý kho và tồn kho: Đa số các doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình chỉ áp dụng cách tính rất bình dân: Tiền thu về trong tháng – tiền bỏ ra, mà DƯƠNG là ổn. Không quản lý được nguồn cung hoặc lệ thuộc vào 01 nhà cung cấp duy nhất. Điều này làm cho bạn rất bị động.
  8. Vấn đề nhân sự: bạn chưa lườn trước được cấu trúc nhân sự cần có của 01 nhà máy. Dẫn đến bị lủng và chấp vá, manh múng và khi muốn xây bài bản thì nhận ra một ngân sách không nhỏ nếu làm.
  9. Không trao quyền & không biết đào tạo: Vì khi làm nhỏ, làm một mình thì đơn giản, tự quyết. Khi đã chấp nhận thêu thêm người thì lại không trao quyền cho người được thêu. Thậm chí thêu về theo phong trào nhưng không biết bố trí người đó làm công việc gì là phù hợp. Một bài toán cũng cần nhắc đến là không thuê người có kinh nghiệm (vì chi phí cao) mà thêu người non kinh nghiệm thì lại không biết đào tạo ra làm sao
  10. Không dám đau: Từ những điều trên tựu lại điều thứ 10 này, đó là bạn không dám đau. Tức là bạn không dám chấp nhận lỗ trong ngắn hạn để tái cấu trúc (đi kèm chi phí). Bạn không dám quy trình hóa (vì sợ mất công thức), bạn không dám trao quyền. Nó giống như 01 chú sâu muốn thành bướm thì cần phải chấp nhận đau và lộn xác vậy

#CEFTworks – Small Business & How to scale up!

Viết bình luận của bạn: